Biến chim cút thành... chim trời

Chim cút nhổ sạch lông được những người phụ nữ xách từng chùm rao bán là chim chằng nghịch, chuốc chuốc, mỏ nhát được nhiều khách vãng lai qua đèo Phước Tượng (Thừa Thiên - Huế) tin mua với giá 10.000-15.000 đồng/con. Không chỉ bị lừa mất tiền, người mua còn mang họa khi những con chim này mắc dịch bệnh.
Biến chim cút thành... chim trời

Chim cút nhổ sạch lông được những người phụ nữ xách từng chùm rao bán là chim chằng nghịch, chuốc chuốc, mỏ nhát được nhiều khách vãng lai qua đèo Phước Tượng (Thừa Thiên - Huế) tin mua với giá 10.000-15.000 đồng/con. Không chỉ bị lừa mất tiền, người mua còn mang họa khi những con chim này mắc dịch bệnh.

Một điểm bày bán chim trời dưới chân đèo Phước Tượng.

Một điểm bày bán chim trời dưới chân đèo Phước Tượng.

Ăn thịt thú rừng hay những loài chim trời đang trở thành mốt của nhiều người. Thế nhưng, chim trời ở phía Nam chân đèo Phước Tượng bày bán công khai với số lượng lớn chỉ có người qua đường mua, chứ người địa phương không ngó ngàng. Thì ra, giống chim chằng nghịch, chuốc chuốc, mỏ nhát “xuất thân” từ núi rừng huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế mà người ta rao bán ở đây thực chất là chim cút qua giai đoạn “mông má” siêu hạng của dân bịp. Nếu khách cắc cớ hỏi sao không bán chim tươi sống, người bán lý giải rằng làm lông chim rất lâu…

Chim cút nuôi bị thải ra từ các trang trại bán trên thị trường hiện có giá 20.000 đồng/kg. Nhưng sau công đoạn “mông má lột xác” thành chim trời giá tăng gấp nhiều lần. Lợi nhuận hấp dẫn đã kích thích ngày càng nhiều người lao vào lĩnh vực chế biến và bán chim trời ở đèo Phước Tượng. Lợi nhuận ấy tiếp tục gia tăng một khi người ta đem bán cả những con chim cút chết vì dịch bệnh thay vì đem tiêu hủy. Qua tìm hiểu, một số người dân xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc thu mua chim cút không còn sinh sản, con đực từ các trang trại nuôi ở Huế, Đà Nẵng về phân phối lại cho những người khác trong vùng. Từ đây, chim cút thải được nhổ sạch lông đưa ra đường biến thành chim trời. 

VĂN THẮNG - NHÂN VĂN

Tin cùng chuyên mục