
Trước xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa với hội nhập quốc tế hiện nay, theo ông Trần Hồng Quân, du lịch các địa phương muốn phát triển cần tiếp thu và chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường quan hệ hợp tác giữa các cơ quan quản lý nhà nước, cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch.
Tại buổi toạ đàm, nhiều chuyên gia lữ hành trong và ngoài nước đã chia sẻ kinh nghiệm và chỉ ra một số mặt còn hạn chế của du lịch Cà Mau, qua đó đề xuất giải pháp nhằm giúp tỉnh đẩy mạnh kết nối, xây dựng các tour-tuyến, liên kết phát triển du lịch với các tỉnh ĐBSCL và với các tỉnh trên tuyến đường hành lang ven biển phía Nam của Thái Lan, Campuchia trong thời gian sắp tới, cả đường bộ, đường biển và đường hàng không.

Trước sự chứng kiến của chính quyền và cơ quan chức năng, các doanh nghiệp lữ hành Cà Mau và một số doanh nghiệp lữ hành Việt Nam đã ký biên bản ghi nhớ mở tour du lịch xuyên biên giới với các doanh nghiệp lữ hành thuộc Hiệp hội du lịch Thái Lan và Campuchia.
Dịp này, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp Cà Mau cũng ký kết thỏa thuận hợp tác về kết nối, chia sẻ thông tin, tổ chức, tham gia các sự kiện về du lịch với Hiệp hội du lịch Thái Lan và Campuchia.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Cá voi dài 15m liên tục ngụp lặn trên vịnh Cam Ranh, du khách thích thú quay video chia sẻ
-
Đảm bảo an toàn cho du khách
-
Quảng Nam lấy Hội An làm hạt nhân xây dựng vùng đô thị du lịch
-
Tiên phong xu hướng du lịch Workation tại dự án Felicia Đà Nẵng
-
Du lịch Team building: Kết nối hay rào cản?
-
Khám phá vườn trái cây Nam bộ tại làng du lịch Bình Thành, Quảng Ngãi
-
Bùng nổ du lịch hè: “Cháy” xe, “cháy” phòng, “cháy” vé máy bay
-
Khách sạn, nhà nghỉ “cháy” phòng
-
Đi nước ngoài, chi phí quá cao!
-
Nới lỏng quy định để hút khách quốc tế