Theo dự thảo Lộ trình Bali vừa được Hội nghị LHQ về biến đổi khí hậu tại đảo Bali (Indonesia) công bố, từ đây đến năm 2020, tất cả các nước đang phát triển phải cắt giảm 25% - 40% tổng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính so với mức của năm 1990. Các cuộc thương lượng chính thức đầu tiên trong khuôn khổ Lộ trình Bali sẽ bắt đầu trước tháng 6-2008.
![]() |
Biểu tình ở trung tâm Luân Đôn kêu gọi phải có hành động khẩn cấp ngăn chặn sự ấm dần lên Trái Đất. |
Dự thảo Lộ trình Bali khẳng định những thách thức mà biến đổi khí hậu đặt ra đòi hỏi sự tham gia có trách nhiệm và hiệu quả của toàn thế giới. Dự thảo nhấn mạnh rằng trong vòng 10-15 năm tới, thế giới cần phải giảm mạnh lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên Trái đất, thậm chí đến năm 2050 chỉ còn một nửa so với năm 2000.
Tuy nhiên, theo tin từ hội nghị, dự thảo Lộ trình Bali đã né tránh một số vấn đề được xem là cũng quan trọng, đó là chưa ấn định được các bước đi cụ thể tiếp theo sau Hội nghị Bali cũng như đặt thời hạn chót cho các cuộc đàm phán, để một nghị định thư mang tính toàn cầu có thể được thông qua tại một hội nghị quan trọng của LHQ ở Copenhaghen (Đan Mạch) vào cuối năm 2009. Từ hôm nay (10-12), các phái đoàn dự Hội nghị Bali bắt đầu sẽ thảo luận về dự thảo này.
Liên quan đến Hội nghị, được đánh giá là một trong những nước đi đầu trong việc ngăn chặn Trái đất ấm lên, Nhật Bản đang xem xét dành 500 tỷ yên (4,5 tỷ USD) cho khoảng 40 nước đang phát triển thể hiện quyết tâm tham gia cuộc chiến chống biến đổi khí hậu bằng việc triển khai những kế hoạch tiết kiệm năng lượng hoặc những chiến dịch hành động đặc biệt. Tokyo dự kiến sẽ đi đầu trong các cuộc thương lượng để tìm ra một khuôn khổ toàn cầu tiếp nối Nghị định thư Kyoto.
Cùng ngày 9 - 12, hàng loạt cuộc biểu tình và tuần hành rầm rộ đã được tổ chức trên toàn thế giới nhằm kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới hành động khẩn cấp để bảo vệ Trái đất - ngôi nhà chung của nhân loại, trước những hậu quả khủng khiếp của tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu. Trước đó, một liên minh gồm 43 quốc đảo đã gửi tới hội nghị kiến nghị kêu gọi tất cả các nước trên thế giới có những hành động thiết thực và trách nhiệm hơn trước thực trạng mực nước biển không ngừng dâng cao và nguy cơ nhiều quốc đảo bị xóa tên trên bản đồ là hiện hữu.
H.CH. (Theo AFP, Reuters)
Các tin, bài viết khác
-
Đề xuất cấp chứng nhận chung về tiêm chủng ngừa Covid-19
-
Mỹ hoan nghênh kế hoạch đi qua Biển Đông của tàu chiến Đức
-
Quyết định cần thiết
-
Facebook dỡ bỏ lệnh cấm quảng cáo chính trị
-
Sát cánh cùng người lao động
-
Tên lửa Starship của SpaceX gặp sự cố lần thứ 3
-
EU thông qua Quỹ chuyển tiếp công bằng
-
Thông điệp từ Lớp học đại dịch của Liên hiệp quốc
-
ASEAN sẵn sàng hỗ trợ Myanmar
-
Intel bị yêu cầu bồi thường 2,2 tỷ USD