Xóa “điểm đen” giao thông

“Các ý kiến đóng góp đều đáng suy nghĩ"

“Các ý kiến đóng góp đều đáng suy nghĩ"
“Các ý kiến đóng góp đều đáng suy nghĩ" ảnh 1

Chẳng hạn ý kiến của độc giả từ lindhoian@ yahoo.com: Không cho rẽ trái, ông Phượng nhận định: đây là ý kiến hoàn toàn đúng tuy nhiên phải thực hiện từng bước. Nghĩa là sẽ không áp dụng đại trà mà chỉ chọn ra một số giao lộ có mật độ xe đông để thực hiện trước. Những giao lộ ít người đi lại hơn có thể cho rẽ trái nhưng phải dùng pha đèn rẽ trái riêng. Hiện Sở GTCC đã thực hiện thí điểm ở dốc cầu Ông Lãnh (Q.1), nút giao Xa lộ Hà Nội - Đường D4 (Bình Thạnh).

Ý kiến của độc giả hongphuong2135@hotmail.com: Làm cầu vượt cho xe cơ giới, ông Phượng khẳng định sẽ lưu ý đến song trước mắt khó có thể thực hiện được bởi lẽ hầu hết đường của thành phố đều nhỏ.

Trong khi đó, theo quy định của Bộ GTVT, hành lang an toàn bảo vệ cầu phải rộng ít nhất 7m. Như vậy có nghĩa là làm cầu vượt thì phải giải tỏa nhà dân vào sâu 7m tính từ cầu. Vừa tốn tiền xây cầu vượt, vừa tốn tiền giải tỏa nhà dân… là không khả thi. Đó là chưa kể đến việc phải dành một diện tích đường nhất định cho cầu đáp xuống, làm cho đường bị thu hẹp.

Ý kiến của độc giả minhnguyettu3@yahoo.com: Làm dải phân cách trên tất cả các tuyến đường, ông Phượng cho rằng đây là “hai ý tưởng lớn gặp nhau” vì Sở cũng đang cho triển khai thực hiện việc này. Hiện Sở đã lắp đặt xong dải phân cách ở hầu hết các tuyến đường lớn, có 4 làn xe trở lên ở trong nội thành như Trần Hưng Đạo, Hoàng Văn Thụ, Phan Đăng Lưu… và sắp tới lắp đặt dải phân cách xanh, cao khoảng 2m trên các Quốc lộ 1A, Xa lộ Hà Nội, Xuyên Á để tránh tình trạng người đi bộ leo qua dải phân cách để băng qua đường.

Ý kiến của độc giả anhquoc_ho1981@yahoo.com: Hạn chế xe cá nhân là việc làm đúng sao không triển khai? ông Phượng trả lời: Sở đang hoàn thiện đề án này và sẽ trình UBND, HĐND TP xem xét trong kỳ họp HĐND TP sắp tới. Về cơ bản, Sở sẽ đề xuất: từng bước hạn chế xe cá nhân song hành với phát triển xe công cộng.

Trước mắt, Sở phối hợp với các ban ngành chức năng triển khai thực hiện một số việc như xây dựng khu phố đi bộ, không cho dừng đậu trên vỉa hè, bắt buộc đội nón bảo hiểm… một mặt là để làm sạch, đẹp đường phố, an toàn cho người đi xe gắn máy, mặt khác cũng là “làm khó” cho người đi xe cá nhân, hướng họ tới sử dụng xe công cộng

Ý kiến của độc giả Bùi Thị Thái, ở đường Phan Văn Hân quận Bình Thạnh: Thanh niên xung phong không có quyền xử phạt, lại đứng đưa ra điều phối giao thông, làm sao có hiệu quả? Ông Phượng khẳng định, thanh niên xung phong đúng là không có quyền xử phạt những hành vi vi phạm luật giao thông song sự có mặt của họ trong thời gian qua đã có tác dụng rất lớn trong việc điều phối giao thông. Bởi lẽ sự có mặt của họ cũng góp phần “nhắc nhở” người dân đi đúng luật.

Ý kiến của độc giả amber_fox@yahoo.com: Nên phân làn lưu thông cho từng loại xe thay vì cho các loại phương tiện từ thô sơ đến cơ giới đi lộn xộn như hiện nay. Ông Phượng cho rằng, Luật Đường bộ đã quy định rất rõ: xe có tốc độ nhỏ thì đi bên phải và xe có tốc độ cao thì đi phía bên trái. Như vậy vấn đề còn lại là phạt những ai không chấp hành nghiêm quy định này.n

Báo SGGP, Ban ATGT TP, Sở GTCC sẽ có phần quà cho ý kiến đóng góp hay. Danh sách bạn đọc trúng thưởng sẽ được công bố trong các số báo tới.

A.P ghi