Theo CLB Nước mắm truyền thống Việt Nam, giai đoạn 2017-2018, Bộ NN-PTNT đã chủ trì xây dựng TCVN về Quy phạm thực hành sản xuất nước mắm. Đầu năm 2019, bản dự thảo đã được gửi đến Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Bộ KH-CN) để thẩm định, trước khi ký ban hành. Tuy dự thảo đã ngưng nhận ý kiến đóng góp từ ngày 28-2 nhưng các doanh nghiệp, hội, hiệp hội và CLB là đại diện cho các hộ dân trực tiếp sản xuất nước mắm cho rằng, không nhận được dự thảo này để đóng góp ý kiến.
Theo các chuyên gia, dự thảo có nhiều quy định làm ảnh hưởng trực tiếp đến nghề sản xuất nước mắm, như nguyên liệu phải kiểm soát các loại thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật; điều này chỉ xuất hiện trên cá nước ngọt, còn nguyên liệu nước mắm là cá biển; hay việc phải loại bỏ cá nguyên liệu đã bị phân hủy mạnh (không còn tươi), trong khi nước mắm thường sử dụng loại cá không tươi để ướp là chuyện bình thường.
Các chuyên gia cũng kiến nghị phải có định nghĩa rõ về nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp để người tiêu dùng phân biệt. Kết thúc buổi họp, các tổ chức đồng ý kiến nghị tạm dừng ban hành TCVN về Quy phạm thực hành sản xuất nước mắm và các cơ quan quản lý cần khảo sát thực tiễn, tổ chức các hội thảo khoa học để lấy ý kiến chuyên gia trước khi ban hành quy định.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Central Retail đầu tư 1,1 tỷ USD mở rộng kênh phân phối tại Việt Nam
-
Chương trình bình ổn thị trường 2021 - Tết Nhâm Dần 2022: 62 đơn vị chủ lực tham gia
-
Cơ hội phát triển vật tư nông nghiệp trong nước
-
Tăng hợp tác tạo nguồn cung, ổn định giá
-
Nâng cao giá trị nông sản bản địa
-
TPHCM duyệt 8 chương trình, đề án trọng điểm
-
Mỗi tỉnh thành chỉ được lập 1 Quỹ hỗ trợ phát triển HTX
-
Lường trước rủi ro để hạn chế phát sinh tranh chấp
-
Chương trình bình ổn thị trường năm 2020 tại TPHCM: Nhiều doanh nghiệp tạo được niềm tin vững chắc
-
Ngành công thương TPHCM: Nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp