Cần quy chế quản lý mới cho Nam Sài Gòn

(SGGP).- Ngày 15-10, tại hội thảo “Điều tra xã hội học về sự thay đổi của vùng đất phía Nam TPHCM sau 25 năm” do Công ty TNHH MTV Phát triển Công nghiệp Tân Thuận tổ chức, nhiều chuyên gia đến từ các viện nghiên cứu, trường đại học trong nước đều có cùng đánh giá, TPHCM đã thành công trong việc mở rộng phát triển đô thị về phía Nam.

(SGGP).- Ngày 15-10, tại hội thảo “Điều tra xã hội học về sự thay đổi của vùng đất phía Nam TPHCM sau 25 năm” do Công ty TNHH MTV Phát triển Công nghiệp Tân Thuận tổ chức, nhiều chuyên gia đến từ các viện nghiên cứu, trường đại học trong nước đều có cùng đánh giá, TPHCM đã thành công trong việc mở rộng phát triển đô thị về phía Nam.
 
Theo báo cáo tổng hợp của nhóm nghiên cứu Trường Đại học KHXH và NV TPHCM do PGS-TS Nguyễn Minh Hòa công bố, thông qua mẫu nghiên cứu của 500 hộ dân ở các huyện Bình Chánh, Nhà Bè và quận 7, TPHCM cùng với 200 chuyên gia trong các ngành khoa học hàn lâm, hội doanh nghiệp, quản lý nhà nước, cho thấy 100% người dân sống ở khu Nam Sài Gòn chịu ảnh hưởng từ các dự án. Trong đó, có 80% số hộ dân bị ảnh hưởng do giải tỏa để thực hiện các dự án đang tại cư và có cuộc sống tốt hơn rất nhiều so với trước
.
Nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Kinh tế TPHCM cũng có báo cáo đánh giá cho thấy, ngoài lợi thế thu hút các nhà đầu tư có tiềm lực, nâng cao đời sống tin thần người dân, sau 25 năm phát triển, khu Nam Sài Gòn còn mang về cho ngân sách TPHCM khoảng 1 tỷ USD. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đưa ra cảnh báo, các mô hình và chính sách áp dụng cho khu Nam Sài Gòn đến nay đã lạc hậu nên cần nhanh chóng có những nghiên cứu cho đề xuất mới.

Trước mắt, cần tập trung nghiên cứu mô hình và quy chế quản lý mới cho phù hợp với khu Nam Sài Gòn, trong đó chú trọng đến phát triển không gian và kinh tế-xã hội, phát triển liên kết các đơn vị nội vùng và liên vùng; đồng thời lưu ý mô hình phát triển thích nghi biến đổi khí hậu.


LẠC PHONG

Tin cùng chuyên mục