Không thể sống thiếu muối nhưng ăn quá nhiều muối sẽ có hại cho tim mạch. Tại sao? Bằng chứng là 1g muối ăn có khả năng giữ đến 100g nước thì con tim đương nhiên đến lúc nào đó tránh sao khỏi mệt, huyết áp làm sao không tăng nếu ăn mặn quá thường.
Một trong những nguyên nhân là do thận. Theo y học cổ truyền, cơ chế bệnh sinh của cao huyết áp (C.H.A) ngoài can dương hỏa vượng còn do thận thủy suy, âm hư sinh nội nhiệt, thận thiếu máu, thận suy, sức lọc và đào thải muối và nước yếu, làm tăng thể tích dịch ngoài tế bào, góp phần làm tăng huyết áp.
Nói vậy không có nghĩa là khi bị bệnh C.H.A chỉ giảm muối là xong. Đôi khi vẫn có những đợt huyết áp lên cao dù đã cữ muối và uống thuốc đều đặn.
Giải pháp nào cho người bị cao huyết áp?
Ngày nay, có nhiều loại tân dược trị C.H.A nhưng cũng kèm theo không ít tác dụng phụ. Đó là chưa kể đến việc phải tăng liều lượng, tăng chủng loại theo thời gian do cơ thể ngày càng kém đáp ứng khiến bệnh nhân hoang mang.
Từ lâu, ông cha ta đã dùng những bài thuốc cổ truyền điều hòa chức năng của các tạng, đặc biệt là can và thận để điều trị C.H.A hiệu quả trước cả khi có sự xuất hiện của tân dược. Nhiều vị thuốc quý tỏ rõ công hiệu như: đỗ trọng, câu đằng, hạ khô thảo, bạch thược, đẳng sâm (hạ áp do giãn mạch ngoại vi một cách tự nhiên) và táo nhân, ngưu tất, sinh địa, linh chi (bồi bổ khí huyết, mát gan, bổ thận). Người ta ví những cơn “lên máu” như động cơ thiếu nước giải nhiệt. Những vị thuốc “thanh nhiệt” này tuy tác dụng không “thiệt nhanh” như các loại hóa chất tổng hợp nhưng an toàn, bền vững, giúp giảm huyết áp một cách tự nhiên.
Do đó, sự phối hợp cả tây y và đông y cũng như các sản phẩm từ thiên nhiên làm tăng hiệu quả điều trị, giảm tác dụng phụ và sự lệ thuộc vào hóa chất tổng hợp đang được xem là giải pháp hữu ích cho người bị C.H.A.
Hoàng Lan