Chấn chỉnh tiêu cực trong lễ hội

Lễ hội là một hình thức sinh hoạt tinh thần, vừa mang ý nghĩa tâm linh vừa có tính hội hè, thể hiện nhiều sắc thái văn hóa truyền thống của cộng đồng dân cư trên các vùng đất và các dân tộc khác nhau, tạo thành sự phong phú và đa dạng của nền văn hóa đậm đà bản sắc Việt Nam. Phương thức tổ chức và nội dung các lễ hội có sự kết hợp giữa lễ và hội, đan xen giữa tín ngưỡng dân gian, lịch sử dân tộc, thờ kính tổ tiên. Chính vì vậy, có thể nói, lễ hội là hoạt động văn hóa, phải đặt mục đích này lên hàng đầu và tiến hành một cách văn hóa.

Lễ hội là một hình thức sinh hoạt tinh thần, vừa mang ý nghĩa tâm linh vừa có tính hội hè, thể hiện nhiều sắc thái văn hóa truyền thống của cộng đồng dân cư trên các vùng đất và các dân tộc khác nhau, tạo thành sự phong phú và đa dạng của nền văn hóa đậm đà bản sắc Việt Nam. Phương thức tổ chức và nội dung các lễ hội có sự kết hợp giữa lễ và hội, đan xen giữa tín ngưỡng dân gian, lịch sử dân tộc, thờ kính tổ tiên. Chính vì vậy, có thể nói, lễ hội là hoạt động văn hóa, phải đặt mục đích này lên hàng đầu và tiến hành một cách văn hóa.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cùng với việc khôi phục các hoạt động văn hóa lễ hội ở nhiều vùng miền, đã xuất hiện nhiều biểu hiện tiêu cực, thương mại hóa hoạt động tín ngưỡng, tuyên truyền mê tín dị đoan. Công tác quản lý thiếu chặt chẽ, nạn cờ bạc, ăn xin, dịch vụ ăn uống, gửi xe… gây phiền nhiễu du khách và người hành hương. Một số địa phương diễn ra lễ hội còn gia tăng tai nạn giao thông và tội phạm hình sự. Ở nhiều nơi, hoạt động lễ hội kéo dài nhiều ngày, làm ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sinh hoạt và học tập của người dân.

Nhằm ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực trong tổ chức lễ hội, ngày 9-2-2011, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo chấn chỉnh công tác tổ chức và quản lý lễ hội trên cả nước, yêu cầu các cơ quan, đơn vị chủ trì tổ chức lễ hội phải chịu trách nhiệm về nội dung chương trình, công tác tổ chức, quy mô cấp độ của lễ hội. Để thực hiện việc này, Bộ VH-TT-DL và UBND các cấp cần tăng cường kiểm tra, ngăn chặn kịp thời những biểu hiện tiêu cực trong lễ hội như mê tín dị đoan, đốt đồ mã, đặt hòm công đức, lưu hành văn hóa phẩm trái phép, nâng ép giá dịch vụ… Đối với những lễ hội quy mô lớn, UBND các tỉnh cần chỉ đạo xây dựng phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho nhân dân, không để xảy ra tai nạn cháy nổ, ùn tắc giao thông.

Nếu lễ hội được tổ chức chu đáo, sẽ phát huy tốt truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc, khơi dậy lòng kính trọng đối với tổ tiên, với những vị tiền nhân đã có công lớn đối với nước với dân, đồng thời khơi dậy và phát huy bản sắc, truyền thống văn hóa trên mọi miền đất nước. Khi hội đủ điều kiện cho phép sưu tầm, nghiên cứu, cần đầu tư thật công phu để tái hiện lại một cách trang nghiêm các lễ hội truyền thống tốt đẹp, lâu đời tại một số địa phương. 

LÊ THỊ KIM XA
(Phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân, TPHCM)

Tin cùng chuyên mục