Châu Âu chững đà tăng trưởng

Châu Âu chững đà tăng trưởng

Theo Financial Times, triển vọng nền kinh tế châu Âu tiếp tục đà phục hồi nhanh trong quý 3 năm nay sau những năm chìm vào suy thoái, bị lu mờ bởi con số tăng trưởng chậm của hai nền kinh tế đầu tàu Pháp và Đức. Đây là dấu hiệu cho thấy sự phục hồi kinh tế của khu vực eurozone vẫn đang suy yếu.

        Hai đầu tàu gặp khó

Tăng trưởng GDP của Đức trong quý 3 là 0,3%, thấp hơn so với mức 0,7% của quý 2. Kinh tế Đức bị mất đà tăng trưởng trong quý 3 khi chỉ đạt mức 0,3%, thấp hơn so với mức 0,7% của quý 2. Theo Cơ quan Thống kê liên bang Đức (FSO), kinh tế Đức tăng trưởng trong quý 3 chủ yếu là do nhu cầu trong nước tăng. Theo báo cáo của FSO, đầu tư vào các trang thiết bị và xây dựng tăng, chi tiêu cá nhân và chính phủ tăng nhẹ. Thặng dư thương mại giảm trong quý 3 do nhập khẩu tăng và xuất khẩu giảm. GDP của Pháp giảm và tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao nhất trong 14 năm qua. Tổng thu thuế lên tới 46% GDP, khiến cho nhiều công ty như Cie de Saint Gobain SA cắt giảm đầu tư hoặc hoãn tăng đầu tư ở Pháp.

Kinh tế châu Âu chỉ tăng trưởng 0,1% vào quý 3 năm nay so với mức tăng 0,3% vào quý trước đó. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp của khu vực Eurozone ở mức cao kỷ lục 12,2%. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã phải giảm lãi suất cơ bản xuống mức thấp kỷ lục 0,25% để đối phó với tỷ lệ lạm phát thấp và khôi phục đà tăng trưởng kinh tế.

Kinh tế tăng trưởng chậm buộc người dân EU thắt chặt chi tiêu.

Kinh tế tăng trưởng chậm buộc người dân EU thắt chặt chi tiêu.

Theo hãng tin AFP, báo cáo kinh tế của EU công bố vào thời điểm liên minh này buộc phải cắt giảm chi tiêu gần 6% vào năm tới so với năm trước. Ngân sách cắt giảm còn 135,5 tỷ EUR. Khoảng 2/3 ngân sách năm 2014 sẽ được chi vào việc trợ cấp cho nông dân châu Âu và những dự án phát triển tại các khu vực nghèo hơn trong khối EU. Khối 28 quốc gia cũng cam kết dành 3,9 tỷ EUR để tăng cường đào tạo nghề và gia tăng cơ hội việc làm cho hàng triệu thanh niên thất nghiệp trên khắp lục địa. Thỏa thuận cắt giảm ngân sách EU dự kiến sẽ được Nghị viện châu Âu (EP) và các bộ trưởng phê chuẩn vào tuần tới, với kỳ vọng đặt dấu chấm hết cho những tranh cãi kéo dài về chi tiêu của EU. Thỏa thuận này cũng sẽ mở đường cho EP phê duyệt ngân sách dài hạn của EU, còn gọi là Khung tài chính đa niên, áp dụng từ năm 2014-2020, trong một buổi bỏ phiếu vào tuần tới.

        Ảnh hưởng đến phục hồi kinh tế toàn cầu

Tờ Financial Times nhận định, tăng trưởng suy yếu của eurozone và Nhật Bản đã gần như làm tiêu tan hy vọng về sự hồi phục kinh tế toàn cầu vào nửa cuối năm nay. Tại Nhật Bản, tỷ lệ tăng trưởng giảm một nửa so với mức 1,9% trước đó, chủ yếu do tiêu dùng giảm cũng như tăng chi tiêu công và bất động sản. Việc Nhật Bản tăng trưởng chậm hơn dự kiến bất chấp đồng yên được định giá thấp, đã làm dấy lên những lo ngại về hiệu quả của các chương trình cải cách kinh tế do Thủ tướng Shinzo Abe đề xuất nhằm phục hồi nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Ông Jonathan Loynes, chuyên gia kinh tế châu Âu tại Capital Economics, cho biết sự trì trệ của kinh tế châu Âu hiện nay cho thấy việc phục hồi kinh tế còn rất mong manh.

Điểm sáng trong đà phục hồi kinh tế thế giới hiện nay là Mỹ. Theo số liệu của Bộ Thương mại Mỹ, tăng trưởng GDP của nước này quý 3 lên đến 2,8% so với 2,5% của quý 2. Đây là mức tăng trưởng cao nhất kể từ quý 3-2012. Mức tăng mạnh cả quý đạt 86 tỷ USD, là mức tăng cao nhất kể từ tháng 1-2012, góp thêm 0,8% vào mức tăng trưởng GDP.

THANH HẰNG (tổng hợp)

Tin cùng chuyên mục