Chelsea lao đao khi Abramovich bị chính phủ Anh phong tỏa tài sản, cấm bán CLB

Chính phủ Anh đã chính thức bổ sung ông chủ Roman Abramovich của Chelsea vào danh sách những cá nhân bị xử phạt. Và điều đó có nghĩa là ông không được bán CLB, trong lúc Chelsea cũng sẽ lao đao vì lệnh trừng phạt này.
Roman Abramovich giờ chỉ mong có cơ hội trở lại nước Anh để chia tay CLB
Roman Abramovich giờ chỉ mong có cơ hội trở lại nước Anh để chia tay CLB

Abramovich đã chứng kiến tài sản của mình bị đóng băng, nhưng Chelsea đã được cấp giấy phép thể thao để tiếp tục kinh doanh như một CLB bóng đá, trong điều kiện rất hạn chế.

Những ảnh hưởng to lớn với Chelsea
Lệnh phong tỏa tài sản của Roman Abramovich sẽ khiến CLB Chelsea chao đảo vì mất nhiều nguồn thu, mất nguồn tài trợ trong lúc cơ cấu vận hành bộ máy rất lớn.

Về cơ bản, Chelsea được tham dự các trận đấu, cân đối nguồn thu để trả lương cho nhân viên... Tuy nhiên, The Blues sẽ bị cấm mua bán cầu thủ cũng như không thể gia hạn với những người sắp hết hạn hợp đồng. Chelsea cũng không được bán vé cho người hâm mộ trong các trận đấu ở sân nhà Stamford Bridge (chỉ phục vụ những người đã mua vé cả mùa). 

Lệnh phong tỏa tài sản của Roman Abramovich giống như một tai họa giáng xuống Chelsea khi nó gây ảnh hưởng quá lớn đến CLB. Chelsea sẽ bất lực trong việc giữ chân ba ngôi sao lớn ở hàng thủ là Andreas Christensen, César Azpilicueta, Antonio Rudiger, những người sẽ hết hạn hợp đồng vào cuối mùa giải này.

Khả năng mất đi trụ cột đã lộ ra, nhưng Chelsea lại không được mua sắm thêm lực lượng. Có nghĩa rằng, The Blues chỉ được phép duy trì chờ lệnh phong tỏa tháo gỡ và gần như không thể vươn lên đỉnh cao.

Nhưng tổn thất không dừng lại ở đó mà tác động dữ dội đến doanh thu. Các cửa hàng bán đồ lưu niệm không được mở cửa, không được đón CĐV tới sân, không có nguồn thu từ tài trợ mới… có thể khiến The Blues thiệt hại hàng chục triệu bảng.

Các nhà tài trợ đang tháo chạy khỏi Chelsea. Hãng viễn thông Three đang xem xét cắt hợp đồng tài trợ áo đấu với The Blues có giá 40 triệu bảng/năm. Cùng với đó, Nike (hợp đồng 55 triệu bảng/năm), Hyundai, Hublot (khoảng 15 triệu bảng/năm)… đều đang quan sát động thái để rời khỏi CLB.

Trong khi đó, chi phí vận hành của CLB rất lớn. Chelsea đang là CLB có quỹ lương cao thứ hai ở Premier League (chỉ sau Man Utd) với 155 triệu bảng/năm. Ngay cả khi bị "giới hạn", chi phí tập luyện, di chuyển trước trận đấu lên tới 20.000 bảng/trận, còn chi phí quản lý, vận hành sân vận động được giới hạn là 500.000 bảng/trận.

Khi tầm hoạt động bị hạn chế tối đa, các trụ cột sẽ rủ nhau nhảy khỏi còn tàu đắm trong mùa hè 2022. Thành tích thể thao cùa Chelsea vì thế sẽ sa sút trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt ở Premier League. Giới bình luận cho rằng lệnh cấm của Chính phủ Anh có thể là bước ngoặt, làm suy tàn một đế chế đang mang vinh quang về cho đảo quốc.

Tin cùng chuyên mục