Chữa hen lúc chuyển mùa, thuốc gì?

Thuốc hen P/H (Thuốc thảo dược 250ml)
Chữa hen lúc chuyển mùa, thuốc gì?

Hen (viêm phế quản mãn tính, viêm phế quản thể co thắt, thể tắc nghẽn) là bệnh phế quản mãn tính thường xảy ra ở người có cơ địa dị ứng. Nếu bệnh không được điều trị triệt để sẽ làm giảm sút sức khỏe, tổn thương phổi, suy hô hấp và dẫn đến suy tim.

Dấu hiệu nhận biết bệnh hen phế quản

Hen phế quản là tình trạng viêm mãn tính đường dẫn khí (phế quản) gây nên phù và chít hẹp đường thở dẫn tới hiện tượng khó thở, khò khè. Bốn triệu chứng thường thấy nhất bao gồm:

1. Khò khè: tiếng rít thường nghe được khi thở ra; 2. Ho nhiều; 3. Nặng ngực: cảm giác giống như lồng ngực bị bóp chặt; 4. Khó thở: thở nhanh, ngắn và thấy khó khăn, đặc biệt là khi thở ra.

Đề phòng hen phế quản bùng phát khi chuyển mùa

Với bệnh nhân hen phế quản, sức khỏe thường không tốt, sức đề kháng kém. Mỗi khi thay đổi thời tiết, cơ thể khó và chậm thích ứng với sự thay đổi bất thường dẫn đến việc dễ lên cơn hen trong giai đoạn chuyển mùa. Để hạn chế cơn hen cấp tính tái phát, bệnh nhân hen phế quản cần lựa chọn thuốc điều trị hiệu quả và chú ý chăm sóc sức khỏe bằng cách ăn uống điều độ đủ chất dinh dưỡng, không nên ăn các đồ ăn dễ gây dị ứng với bản thân, không nên uống rượu bia, không nên ăn các chất kích thích, không hút thuốc lào, thuốc lá; tập thể dục đều đặn phù hợp với sức khỏe; tránh các yếu tố kích ứng….

Thuốc điều trị tận gốc hen phế quản

Theo y học cổ truyền, nguyên nhân sinh bệnh hen là do công năng của ba tạng Tỳ - Phế - Thận không được điều hòa và suy yếu gây nên, trong đó:

Tạng Phế: Phế có công năng chủ xuất nhập khí. Phế rối loạn làm khí xuất nhập rối loạn gây nên khó thở. Cho nên trong bệnh hen, triệu chứng điển hình dễ thấy là cơn khó thở, khó thở ra, khó thở có chu kỳ, cơn khó thở bùng phát khi gặp các yếu tố kích thích như gió, ẩm, lạnh, bụi, mùi lạ, căng thẳng, mệt nhọc...;

Tạng Tỳ: Có chức năng vận hóa, chuyển biến hóa thức ăn. Khi bị ẩm thấp, hay lo nghĩ quá nhiều làm rối loạn công năng của Tỳ. Chức năng chuyển hóa thức ăn của Tỳ rối loạn sẽ sinh đờm. Đờm là một sản vật bệnh lý lưu hành trong cơ thể, đờm dừng ở đâu sinh bệnh ở đó. Khi nó dừng ở phế sẽ làm tắc nghẽn gây khó thở;

Tạng Thận: Chủ nạp khí. Công năng Thận rối loạn cơ thể yếu từ lúc mới sinh. Thận không nạp khí nên khí ngược lên gây khó thở. Thận chủ thủy, thủy suy thì không sinh được huyết mà lại sinh đờm.

Như vậy, hen phế quản là bệnh có thể ở một trong ba cơ quan là Phế, Tỳ, Thận, cũng có thể tổn thương hai hay cả ba tạng nên triệu chứng và điều trị càng phức tạp vì vậy để điều trị khỏi cần biết lựa chọn và sử dụng hợp lý các vị thuốc để điều trị tận gốc của bệnh.

Đúc kết kinh nghiệm trăm năm y học cổ truyền, thuốc hen thảo dược đã được bào chế thành công dưới dạng cao lỏng, điều trị hen phế quản tận gốc theo nguyên lý của y học cổ truyền. Các vị thuốc được lựa chọn, chế biến để có công năng, công hiệu giúp hồi phục và điều hòa chức năng của 3 tạng Tỳ, Phế và Thận. Cụ thể, các vị thuốc Ma hoàng, Quế chi có tác dụng phát hãn, tuyên phế, bình suyễn. Bạch thược hợp Quế chi để điều hòa vinh vệ. Can khương, Tế tân vừa có tác dụng phát tán phong hàn, vừa ôn hóa đờm ẩm. Bán hạ trị táo thấp, hóa đờm. Ngũ vị tử liễm phế, chỉ khái.

Sự kết hợp tinh tế giữa các thành phần giúp thuốc hen thảo dược có khả năng điều trị các thể Hen phế quản, giúp phòng và chống tái phát cơn hen. Người bệnh phải kiên trì uống thuốc liên tục, đúng liều mỗi đợt điều trị khoảng 8-12 tuần, bệnh nặng có thể dùng liên tục 2-3 đợt, trong thời gian dùng thuốc người bệnh sẽ thấy cơn hen xuất hiện thưa dần, cơn hen sau nhẹ hơn và dần không còn tái phát.

Tìm hiểu thêm thông tin về bệnh hen và thuốc hen thảo dược tại www.benhhen.vn

Tin cùng chuyên mục