Chưa tạo động lực phát triển ngành mía đường

 Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) và Tập đoàn TTC vừa tổ chức hội thảo thường niên mía đường quốc tế TTC lần 5 trong bối cảnh năm 2018, một số cam kết giảm thuế nhập khẩu đường từ các quốc gia ASEAN có hiệu lực. 
Trồng mía ở huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang
Trồng mía ở huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang
 Qua đó nhận diện cơ hội và thách thức ngành mía đường dưới góc nhìn của các chuyên gia quốc tế, chia sẻ bài học kinh nghiệm thực tế trong nông nghiệp lẫn kỹ thuật sản xuất của các cường quốc mía đường như Australia, Brazil, Mỹ, Thái Lan.
Thành công của các nước trên cho thấy, ngành mía đường nếu muốn ổn định thị trường nội địa và phát triển thị trường quốc tế cần áp dụng các kỹ thuật tiên tiến, tăng công suất nhà máy, sắp xếp lại vùng nguyên liệu và điều quan trọng là nhận được sự quan tâm, hỗ trợ cũng như chính sách phù hợp từ nhà nước.
Theo ông Phạm Quốc Doanh, Chủ tịch VSSA, ngành mía đường trong nước còn yếu do chính sách hỗ trợ rời rạc, thiếu hệ thống, chưa tạo động lực cho ngành phát triển bền vững. Sự bất cập này đến từ chính sách về đất đai, hạ tầng giao thông (chưa có công trình thủy lợi nào thực hiện cho vùng sản xuất), hỗ trợ cơ giới hóa, giảm tổn thất trong sản xuất, về khoa học và công nghệ. Chính sách khuyến khích phát triển sản phẩm phụ trợ mía đường như ethanol, rượu từ mật rỉ… cũng chưa được quan tâm đúng mức.

Tin cùng chuyên mục