Chung tay vì một đại dương xanh

Việt Nam có bờ biển dài đến 3.260km, với 3.000 hòn đảo với hệ sinh thái đa dạng bậc nhất. Do nhiều tác động, trong đó có quá trình sinh sống, khai thác và sử dụng biển thiếu bền vững, đã khiến cho đại dương xanh dần bị suy thoái, cạn kiệt, đối mặt với nhiều nguy cơ ô nhiễm. 

Việt Nam đã đưa ra các chính sách chú trọng bảo tồn, phục hồi đa dạng sinh học và thiên nhiên biển; đặc biệt ứng phó với biến đổi khí hậu, ngăn chặn ô nhiễm, suy thoái môi trường biển.

Hiện, cả nước ta quy hoạch 16 khu bảo tồn biển, chiếm 0,24% diện tích vùng biển Việt Nam. Trong đó, các khu bảo tồn biển sở hữu gần 70.000ha rạn san hô, 20.000ha thảm cỏ với hàng trăm giống, loài sinh vật, 100 loài đặc hữu nguy cấp…

Các sinh vật như đang khiêu vũ với nhiều cung bậc, sắc màu độc đáo thể hiện bức tranh sinh động trong lòng đại dương
Để bảo tồn, phục hồi đa dạng sinh thái biển, chống ô nhiễm môi trường biển cần sự chung tay của các ngư dân có trách nhiệm trên biển
Lực lượng chức năng cùng ngư dân ven biển vịnh Quy Nhơn làm tổ mới cho rùa tại bãi rùa đẻ Nhơn Hải
Chuyên gia gắn thiết bị theo dõi sức khỏe, định vị vào chân chú rùa biển được giải cứu vì mắc lưới ngư dân trước khi đem thả trở lại biển
Trứng rùa ven vịnh Quy Nhơn được đưa lên nơi an toàn để đảm bảo rùa con nở
Bảo tàng Hải dương học Nha Trang mở các khóa học tập, tìm hiểu đa dạng sinh vật biển cho trẻ em trên cả nước
Thông điệp của thợ lặn trong Bảo tàng Hải dương học Nha Trang gửi đến các du khách, bạn trẻ
Đội thợ lặn cộng đồng tại xã bán đảo Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) được mệnh danh là “biệt đội” bảo vệ san hô, rùa biển

Tin cùng chuyên mục