Chuyên nghiệp hóa quản lý, thanh lý tài sản: Tránh thất thoát, ngăn chặn tiêu cực

Không còn mới lạ ở nhiều nước, nhưng ở Việt Nam tới đây sẽ có thêm một nghề mới: quản tài viên. Việc chuyên nghiệp hóa hoạt động quản lý, thanh lý tài sản sẽ giúp tránh được tình trạng thất thoát, lãng phí và góp phần ngăn chặn tiêu cực, nhanh chóng khơi thông nguồn lực trong những khối tài sản bị “đóng băng” để thúc đẩy đầu tư phát triển. Phóng viên Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Hồng Dương (ảnh), Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp) về vấn đề này. * Phóng viên:
Chuyên nghiệp hóa quản lý, thanh lý tài sản: Tránh thất thoát, ngăn chặn tiêu cực

* Luật sư nước ngoài cũng được cấp chứng chỉ quản tài viên

Không còn mới lạ ở nhiều nước, nhưng ở Việt Nam tới đây sẽ có thêm một nghề mới: quản tài viên. Việc chuyên nghiệp hóa hoạt động quản lý, thanh lý tài sản sẽ giúp tránh được tình trạng thất thoát, lãng phí và góp phần ngăn chặn tiêu cực, nhanh chóng khơi thông nguồn lực trong những khối tài sản bị “đóng băng” để thúc đẩy đầu tư phát triển. Phóng viên Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Hồng Dương (ảnh), Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp) về vấn đề này.

* Phóng viên:
Thưa ông, Luật Phá sản 2014 đã có hiệu lực từ ngày 1-1-2015. Được biết, Bộ Tư pháp đang chuẩn bị dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phá sản, trong đó có nội dung về quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản. Ông có thể cho biết thêm về nội dung dự thảo? Theo dự kiến thì bao giờ nghị định được ban hành?

Chuyên nghiệp hóa quản lý, thanh lý tài sản: Tránh thất thoát, ngăn chặn tiêu cực ảnh 1

* Ông VŨ HỒNG DƯƠNG: Ngày 15-10-2014 vừa qua, chúng tôi đã trình dự thảo nghị định để Chính phủ xem xét, phê duyệt. Tôi cũng hy vọng sau khi hoàn thành các bước thủ tục, nghị định sẽ sớm được ban hành, tạo điều kiện để Luật Phá sản thực sự đi vào cuộc sống. Dự thảo nghị định có nội dung về quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản. Theo định nghĩa trong Luật Phá sản, quản tài viên là cá nhân hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong quá trình giải quyết phá sản. Để đề cao trách nhiệm của quản tài viên với tư cách là một nghề độc lập, dự thảo quy định rõ trách nhiệm của quản tài viên như chấp hành các nguyên tắc hành nghề, quản lý, thanh lý tài sản; bảo mật thông tin trong khi hành nghề… và đặc biệt là phải mua bảo hiểm nghề nghiệp.

Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại và thu hồi chứng chỉ hành nghề quản tài viên cũng được quy định rất rõ trong dự thảo để đảm bảo thủ tục hành chính được đơn giản hóa tối đa nhưng vẫn đảm bảo tính chặt chẽ của công tác quản lý nhà nước. Đáng lưu ý, dự thảo quy định, luật sư nước ngoài đã được cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam cũng được cấp chứng chỉ quản tài viên. Quy định này nhằm thu hút những người giỏi chuyên môn như các luật sư nước ngoài, kiểm toán viên nước ngoài đã được cấp chứng chỉ hành nghề tại Việt Nam tham gia vào hoạt động quản lý, thanh lý tài sản, nhất là trong điều kiện đây là một nghề mới xuất hiện ở Việt Nam.

* Như vậy, quản tài viên sẽ hành nghề độc lập hay hoạt động trong tổ chức, doanh nghiệp, thưa ông?

* Cả hai. Dự thảo quy định hình thức hành nghề của quản tài viên gồm hành nghề với tư cách cá nhân và thành lập hoặc tham gia thành lập hoặc làm việc cho doanh nghiệp theo hợp đồng. Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan có thẩm quyền đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản và có trách nhiệm lập, công bố danh sách quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

* Chắc hẳn cá nhân hành nghề quản lý, thanh lý tài sản phải đáp ứng một số điều kiện?

* Đúng vậy. Đây là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Những đối tượng được cấp chứng chỉ hành nghề quản tài viên bao gồm luật sư; kiểm toán viên; người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng và có kinh nghiệm 5 năm trở lên về lĩnh vực được đào tạo. Bên cạnh đó, những người này còn phải đáp ứng các điều kiện khác nữa, như có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan; có chứng chỉ hành nghề quản tài viên. Chi tiết việc cấp chứng chỉ hành nghề quản tài viên và việc quản lý nhà nước đối với quản tài viên được quy định trong nghị định mà chúng tôi đang dự thảo và đã trình Chính phủ.

* Trường hợp quản tài viên hoạt động trong doanh nghiệp, thì doanh nghiệp đó phải đáp ứng những điều kiện gì theo pháp luật về doanh nghiệp, thưa ông?

* Theo Điều 13 của Luật Phá sản đã có hiệu lực, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân là những loại hình doanh nghiệp được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết phá sản. Cũng theo điều luật này, điều kiện để doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản là công ty hợp danh phải có tối thiểu 2 thành viên hợp danh là quản tài viên, tổng giám đốc hoặc giám đốc của công ty hợp danh là quản tài viên. Doanh nghiệp tư nhân phải có chủ doanh nghiệp là quản tài viên, đồng thời là giám đốc. Chính phủ quy định chi tiết việc hành nghề quản lý, thanh lý tài sản và việc quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

* Cảm ơn ông!

ANH THƯ thực hiện

Tin cùng chuyên mục