Cộng đồng quốc tế tiếp tục gây sức ép CHDCND Triều Tiên

Theo hãng tin Yonhap của Hàn Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta và người đồng cấp Hàn Quốc Kim Kwan-jin đã có cuộc điện đàm, kéo dài trong 30 phút vào sáng ngày 10-4. Kết thúc, hai bên đã nhất trí đẩy mạnh hợp tác trong việc đóng vai trò chính yếu để đối phó lại kế hoạch phóng vệ tinh của Triều Tiên. Đồng thời, hai bộ trưởng cũng tái khẳng định Triều Tiên đang khiêu khích và vi phạm các nghị quyết của HĐBA LHQ và thỏa thuận quốc tế.
Cộng đồng quốc tế tiếp tục gây sức ép CHDCND Triều Tiên

Theo hãng tin Yonhap của Hàn Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta và người đồng cấp Hàn Quốc Kim Kwan-jin đã có cuộc điện đàm, kéo dài trong 30 phút vào sáng ngày 10-4. Kết thúc, hai bên đã nhất trí đẩy mạnh hợp tác trong việc đóng vai trò chính yếu để đối phó lại kế hoạch phóng vệ tinh của Triều Tiên. Đồng thời, hai bộ trưởng cũng tái khẳng định Triều Tiên đang khiêu khích và vi phạm các nghị quyết của HĐBA LHQ và thỏa thuận quốc tế.

Liên quan đến kế hoạch phóng vệ tinh mà Mỹ cho rằng là vụ thử tên lửa trá hình của Bình Nhưỡng, ông Panetta đã nói trước báo giới Mỹ sẽ sử dụng mọi tài sản hiện có để đối phó với bất cứ tình huống bất ngờ nào.

Tàu khu trục trang bị vũ khí được Hàn Quốc triển khai đến biển Hoàng Hải.

Tàu khu trục trang bị vũ khí được Hàn Quốc triển khai đến biển Hoàng Hải.

Theo tờ Mainichi, người đứng đầu Cơ quan phòng vệ Đài Loan (Trung Quốc) Cao Hoa Trụ ngày 9-4 đã ra lệnh triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo đất đối không Patriot-2 (PAC2) để đối phó với vụ thử tên lửa (nếu có) sắp tới của Triều Tiên. Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, hệ thống PAC2 hoàn toàn có khả năng đánh chặn tên lửa của Triều Tiên từ các căn cứ mặt đất.

Tuyên bố về việc triển khai hệ thống PAC2, ông Cao Hoa Trụ nhấn mạnh: “Đài Loan cũng sẽ giám sát đường bay của tên lửa Triều Tiên và không loại trừ khả năng hợp tác với cộng đồng quốc tế trong vấn đề này”.

Trong khi đó, quân đội Hàn Quốc đã triển khai tàu khu trục trang bị vũ khí đến biển Hoàng Hải để giám sát hoạt động phóng vệ tinh của Triều Tiên. Từ ngày 11-4, 15 trạm kiểm soát thông tin hải quân Hàn Quốc sẽ được đặt vào tình trạng báo động, phát ra những cảnh báo hàng hải mỗi hai giờ một lần để bảo vệ tàu thủy của nước này đang đi lại trên biển Hoàng Hải.

Theo AFP, Đại sứ Mỹ tại LHQ Susan Rice khẳng định, nếu Triều Tiên vẫn tiến hành vụ phóng vệ tinh như dự định, Hội đồng bảo an LHQ có thể sẽ nhóm họp ở New York để thảo luận về vấn đề này. Bà Rice cảnh báo, nếu Bình Nhưỡng vượt quá một hành động khiêu khích, chẳng hạn như từ phóng tên lửa đến thử hạt nhân, hiển nhiên họ sẽ chỉ ngày càng bị cô lập.

Đài KBS của Hàn Quốc đưa tin ngoại trưởng 3 nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc vừa nhóm họp tại Ninh Ba, Chiết Giang (Trung Quốc) nhất trí sẽ đưa vấn đề phóng tên lửa của Triều Tiên lên Hội đồng Bảo an LHQ, đồng thời thúc đẩy các biện pháp ngoại giao thuyết phục Triều Tiên từ bỏ kế hoạch này.

Tuy nhiên, ngày 10-4, Trung Quốc đã lên tiếng kêu gọi các bên kiềm chế, tránh để căng thẳng leo thang. Động thái này được đưa sau khi Mỹ yêu cầu Trung Quốc thuyết phục Triều Tiên dừng việc phóng vệ tinh.

Đài tiếng nói nước Nga trích ý kiến của các chuyên gia phân tích cho rằng Mỹ đang lợi dụng chương trình phóng vệ tinh của Triều Tiên để biện minh cho việc thành lập hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Á, được gọi là “Gọng kiềm châu Á” nhằm kiềm chế Nga và Trung Quốc. Hiện Nhật Bản đã cho phép Mỹ bố trí các thành phần của hệ thống này trên lãnh thổ của mình.

Trước thềm diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội Hàn Quốc ngày 11-4, theo AFP, Ủy ban tái thống nhất hòa bình Triều Tiên và Ủy ban hòa giải dân tộc của Triều Tiên tối 9-4  đã đưa thông cáo chung, cáo buộc Hàn Quốc theo đuổi việc đối đầu, đẩy bán đảo Triều Tiên đến nguy cơ chiến tranh và kêu gọi người dân xứ Hàn nên bỏ phiếu vì hòa bình, dân chủ.

Như Quỳnh tổng hợp

Tin cùng chuyên mục