Cuộc chiến ủy thác

Tám chiến đấu cơ cất cánh từ tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp vừa tham gia một chiến dịch chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại TP Mosul, Iraq. Đây là nhiệm vụ thứ 3, tính từ tháng 2-2015, mà tàu sân bay Charles de Gaulle tham gia hỗ trợ liên minh chống IS tại Iraq và Syria do Mỹ đứng đầu. Trong khi đó, tại Syria, Mỹ và Nga cũng đang thúc đẩy mạnh mẽ các cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu của IS tại quốc gia Trung Đông này.

Tám chiến đấu cơ cất cánh từ tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp vừa tham gia một chiến dịch chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại TP Mosul, Iraq. Đây là nhiệm vụ thứ 3, tính từ tháng 2-2015, mà tàu sân bay Charles de Gaulle tham gia hỗ trợ liên minh chống IS tại Iraq và Syria do Mỹ đứng đầu. Trong khi đó, tại Syria, Mỹ và Nga cũng đang thúc đẩy mạnh mẽ các cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu của IS tại quốc gia Trung Đông này.

Theo một thống kê của Liên hiệp quốc, riêng tại Mosul, hiện có ít nhất 700.000 người cần được hỗ trợ. Xung đột tại Iraq đã khiến 3,3 triệu người phải rời bỏ nhà cửa tính từ năm 2014. Trong khi đó, cuộc chiến tại Syria đến nay đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 250.000 người, hơn 4,8 triệu người phải trốn chạy ra nước ngoài… Trước cảnh người dân Iraq và Syria đang phải vật lộn tại những “địa ngục chốn trần gian”, Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon đã kêu gọi các bên tham chiến hạ vũ khí, ngồi vào bàn đàm phán để người dân các nước này tránh khỏi cảnh đạn bom. Tuy nhiên, lời kêu gọi của ông Ban Ki-moon dường như không được bên nào lắng nghe.

Lý giải về sự phớt lờ này, chuyên gia Xenia Wickett thuộc Học viện Queen Elizabeth II cho rằng, cả Mỹ, phương Tây hay Nga can dự vào Iraq và Syria với những toan tính cho lợi ích của riêng từng bên. Khi những ưu tiên của mỗi bên chưa được sắp xếp hợp lý, cuộc chiến tại Iraq hay Syria chưa thể chấm dứt. Đối với Mỹ và phương Tây, mối quan tâm lớn nhất của họ ở Syria hay Iraq là an ninh của chính họ. Từ những cứ địa tại Syria, Iraq, IS và các nhóm khủng bố khác tiến hành những hành động chống lại Mỹ và phương Tây. Khi IS và các tổ chức khủng bố trỗi dậy, chiến trường Syria thu hút hàng chục ngàn công dân châu Âu, Mỹ tới tham chiến và trở thành mối đe dọa khi trở về nước. Đó là chưa kể đến cuộc khủng hoảng di cư tồi tệ đang diễn ra ở châu Âu. Ngoài ra, mục tiêu khác của Mỹ ở Syria, theo bà Wickett là xây dựng một quốc gia mà Washington coi là dân chủ. Điều này đồng nghĩa với việc lật đổ chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad, đồng minh của Nga ở Syria, xây dựng chính phủ đa thành phần với sự tham gia của cả các phe phái đối lập do Mỹ hậu thuẫn.

Trong khi đó, với Nga, mục tiêu là khẳng định vị thế của một cường quốc trên thế giới thông qua việc đóng vai trò tiên phong trong một liên minh quốc tế chống phiến quân IS. Tiếp đến, Syria có địa chính trị chiến lược và tầm ảnh hưởng lớn trong khu vực quân sự, và vì vậy, Nga muốn đảm bảo sự tồn tại của chính phủ Tổng thống Assad thân Nga, ngăn chặn sự thành lập của một chính phủ thân phương Tây ở Damascus. Cuối cùng, Nga phải can thiệp vào Syria nhằm ngăn chặn làn sóng phiến quân Hồi giáo đang đe dọa đến an ninh nước Nga.

Bà Wickett kết luận, xung đột ở Iraq hay Syria về cơ bản là các cuộc chiến ủy thác giữa các nước lớn. Những quốc gia siêu cường có quan tâm đến tính mạng của người dân tại Syria hay Iraq không? Câu trả lời là có nhưng mối quan tâm này không thấm vào đâu khi đặt cạnh những lợi ích riêng hay ít nhất là các toan tính chính trị của họ,


ĐỖ CAO

Tin cùng chuyên mục