Đa dạng nguồn cung lương thực để kéo giảm giá thành

Căng thẳng xung đột giữa Nga và Ukraine thời gian qua đã và đang làm xáo trộn thị trường ngũ cốc và dầu thực vật, khiến giá lương thực thế giới lại tiếp tục thiết lập mặt bằng giá cao kỷ lục mới trong tháng 3 vừa qua. 

Tổ chức Lương Nông Liên Hợp Quốc (FAO) mới đây đã công bố, chỉ số giá lương thực trong tháng 3-2022 tăng lên 159,3 điểm so với 141,4 điểm của tháng 2-2022.

Theo đó, giá ngũ cốc trên thế giới tăng khoảng 5% so với mức giá của tháng 2-2022.

Việc tăng giá do những quan ngại về nguồn cung do cả Nga và Ukraine đều là những nhà xuất khẩu lúa mì lớn của thế giới. Trong khi đó, giá dầu thực vật, sữa và thịt cũng tăng từ 1% đến 8% trong tháng 3-2022.

Tại Việt Nam, việc tăng giá lương thực thế giới cũng tác động mạnh đến thị trường thực phẩm, đặc biệt là dầu ăn, sữa và thịt bởi rất nhiều doanh nghiệp trong nước hiện phải nhập khẩu nguyên liệu để chế biến thực phẩm.

Bằng chứng là từ đầu tháng 4-2022 vừa qua, nhiều mặt hàng thực phẩm chế biến, trứng… đã thiết lập mặt bằng giá mới. 

Giới chuyên gia đã đề xuất các doanh nghiệp có thể tự bảo vệ mình bằng cách tìm các nguồn cung ngũ cốc thay thế, thông qua việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng hoặc tìm kiếm lựa chọn khác tại thị trường nội địa hoặc những thị trường không bị ảnh hưởng. 

Tin cùng chuyên mục