Theo báo cáo tại hội thảo, đối với chương trình "5 không", mục tiêu "không có hộ đói” sau 2 năm, thành phố Đà Nẵng chuyển sang “không có hộ đặc biệt nghèo”, đến nay, cơ bản không còn những hộ nghèo đặc biệt khó khăn như tên gọi của chương trình.
Mục tiêu “không có người mù chữ” chuyển sang “không có học sinh bỏ học” được tập trung phổ cập tất cả các cấp học, nhất là không để học sinh phải nghỉ học vì lý do kinh tế luôn được các cấp ủy, chính quyền, mặt trận và toàn xã hội quan tâm và đạt được những kết quả thiết thực.
Mục tiêu “Không có người lang thang xin ăn” được duy trì hàng ngày, hàng giờ và trở thành thương hiệu của thành phố Đà Nẵng được du khách bạn bè gần xa biết đến.
Mục tiêu “không có người nghiện ma túy không được kiểm soát trong cộng đồng và không có giết người để cướp của” là nhiệm vụ khó, nhưng với sự vào cuộc quyết tâm tích cực của cả hệ thống chính trị với các giải pháp đột phá nên tình trạng người nghiện được kiểm soát chặt chẽ, tình trạng giết người để cướp của giảm đến mức thấp.



Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Đà Nẵng còn phải đối mặt với các vấn đề xã hội hiện nay như: tình trạng trẻ em bị bạo hành và xâm hại; người xin ăn biến tướng, người nghiện sử dụng các loại ma túy tổng hợp như thuốc lắc, ma túy đá, độ tuổi sử dụng ma túy ngày càng trẻ hóa có xu hướng gia tăng; tình trạng lạm dụng ma túy, rượu bia, bạo lực gia đình, cờ bạc, số đề, cá độ bóng đá, cho vay mượn kiểu “tín dụng đen” dẫn đến giết người cướp của; nhu cầu giải quyết việc làm, nhà ở, các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân... đang là vấn đề bức xúc đặt ra trong thời gian đến.
Theo ông Bùi Văn Tiếng, nguyên Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng, trong 3 chương trình, chương trình thành phố "5 không" có vị trí quan trọng, bởi đây là chương trình phát động sớm và hầu hết các mục tiêu trong chương trình này được xem là tiền đề của nhiều mục tiêu trong chương trình thành phố “3 có” và “4 an”.
Bên cạnh đó, ông Tiếng cũng đề xuất tích hợp các mục tiêu chưa hoàn thành của chương trình "5 không", "3 có" tiếp tục đồng hành với chương trình thành phố “4 an”. Chẳng hạn như, tích hợp các mục tiêu “không có người lang thang xin ăn”, “có nhà ở” và “có việc làm” vào mục tiêu “an sinh xã hội” trong chương trình thành phố "4 an", đồng thời tập trung tổ chức thực hiện hiệu quả mục tiêu “an sinh xã hội” năm 2020, trong đó hướng mạnh đến việc tổ chức thực hiện hiệu quả mục tiêu giảm nghèo bền vững theo chuẩn đa chiều, Đà Nẵng có thể yên tâm kết thúc vai trò lịch sử của mục tiêu “không có hộ đặc biệt nghèo” trong chương trình thành phố “5 không”.


Tại hội thảo này, với kinh nghiệm từ cơ sở thực tiễn, lãnh đạo thành phố Đà Nẵng qua các thời kỳ đã chia sẻ các ý kiến về định hướng các mục tiêu chương trình trong thời gian: mục tiêu nào tiếp tục duy trì, mục tiêu nào cần điều chỉnh hoặc bãi bỏ và bổ sung thêm mục tiêu nào cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay theo định hướng Nghị quyết 43 và định hướng Nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ (2020-2025).
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Lan tỏa văn hóa đọc từ thư viện số
-
Hội chợ nông nghiệp Hòa Vang - liên kết phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
-
Du lịch Đà Nẵng tìm giải pháp chuyển đổi số, chuẩn hóa hoạt động kinh doanh
-
Đà Nẵng đẩy mạnh du lịch golf thu hút khách Hàn Quốc
-
Đà Nẵng: Nhiều khó khăn khi mua sắm thiết bị, vật tư y tế
-
Vụ ngộ độc thực phẩm ở Đà Nẵng: Giải pháp lâu dài cần sự tham gia quyết liệt của người tiêu dùng
-
Hơn 400 gian hàng tham gia Hội chợ EWEC - Đà Nẵng 2022
-
Doanh nghiệp Đà Nẵng tìm giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu
-
Đà Nẵng: Kiểm tra việc thuê đất, xử lý tình trạng đầu cơ đất công nghiệp
-
Khởi công xây dựng nhà xưởng công nghệ cao Long Hậu – Đà Nẵng