Bác Năm - người gốc Phan Thiết sống ở Bỉ đã hơn 30 năm bằng nghề kinh doanh nhà hàng, nghe tôi kể vậy thì reo: “Đó, tôi thèm đi chợ quê muốn chết. Bên này chợ trời mỗi tuần chỉ mở một lần. Còn muốn đi Abatoir, phải lái xe lên Brussels, kẹt xe mắc ói. Nhưng vào được Abatoir rồi muốn gì cũng có”.
Abatoir thực chất là một chợ gia súc kèm lò mổ, hình thành từ cuối thế kỷ 19 ở quận Anderlecht (thuộc Brussels). Khu vực này nằm cạnh ga tàu để tiện vận chuyển gia súc về đây giết mổ. Nhưng nay người dân quen gọi là chợ thực phẩm tươi Abatoir. Để vòng vào được bãi đậu xe, phải đi qua cổng chợ. Cổng chính xây trong khoảng 1901-1902, cột hai bên dựng tượng hai con bò đực hiên ngang, gân bắp cuồn cuộn. Trong khuôn viên rộng hơn 10ha của Abatoir, mở cửa vào các ngày thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật hàng tuần, người ta có thể thoải mái mua rau củ quả ở chợ ngoài trời như chuối xanh, khoai sọ, khoai lang, lạc tươi, rồi bí ngô, mướp đắng, củ cải, đu đủ, xu hào, cà chua, bầu bí... (chủ yếu do người nhập cư gốc Thổ, Morocco bán). Phía trong, chợ vòm có mái che và cột sắt chống đỡ, trước các quầy cá thịt là đoàn người xếp hàng chỉ chỏ, rào rào bán mua như một phiên chợ quê chợt thức dậy từ vùng ký ức xa xôi. Xương sườn cả tảng chất như núi, gà vịt tươi đã vặt lông xếp chồng lên nhau, bò và heo nguyên đùi treo lủng lẳng hoặc quẳng nguyên khối trên quầy. Mấy bạn đồng hương mất hút vào một góc, tôi lần theo, thấy họ reo “đã mua được lòng lợn, cả tiết nữa. Chỉ hàng này mới có. Tối nay có cháo lòng ăn rồi”. Đây chính là những sản phẩm quen thuộc với người gốc Việt, như chính người điều hành chợ Abatoir nhận xét vui “có cả những sản phẩm được bày bán mà người bản xứ chẳng muốn biết tên nó là gì”.
Để nói về mức độ tiện lợi của Abatoir, nơi thu hút chủ yếu dân nhập cư vào mua, phải nhìn vào một bữa đi chợ của người Việt mới sang Bỉ. Francois - một giáo viên từng sống ở Hà Nội gần 20 năm, mới cùng vợ con trở lại Bỉ, kể tuần trước anh vào siêu thị Colruyt mua một lô sữa, két bia, hai vỉ xương sườn, bịch khoai tây, lốc giấy vệ sinh, chai nước rửa chén, mấy hộp bánh ngọt... Hóa đơn kê 90 EUR, đấy là siêu thị còn đang giảm giá 15% các mặt hàng đấy.
Abatoir thực chất là một chợ gia súc kèm lò mổ, hình thành từ cuối thế kỷ 19 ở quận Anderlecht (thuộc Brussels). Khu vực này nằm cạnh ga tàu để tiện vận chuyển gia súc về đây giết mổ. Nhưng nay người dân quen gọi là chợ thực phẩm tươi Abatoir. Để vòng vào được bãi đậu xe, phải đi qua cổng chợ. Cổng chính xây trong khoảng 1901-1902, cột hai bên dựng tượng hai con bò đực hiên ngang, gân bắp cuồn cuộn. Trong khuôn viên rộng hơn 10ha của Abatoir, mở cửa vào các ngày thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật hàng tuần, người ta có thể thoải mái mua rau củ quả ở chợ ngoài trời như chuối xanh, khoai sọ, khoai lang, lạc tươi, rồi bí ngô, mướp đắng, củ cải, đu đủ, xu hào, cà chua, bầu bí... (chủ yếu do người nhập cư gốc Thổ, Morocco bán). Phía trong, chợ vòm có mái che và cột sắt chống đỡ, trước các quầy cá thịt là đoàn người xếp hàng chỉ chỏ, rào rào bán mua như một phiên chợ quê chợt thức dậy từ vùng ký ức xa xôi. Xương sườn cả tảng chất như núi, gà vịt tươi đã vặt lông xếp chồng lên nhau, bò và heo nguyên đùi treo lủng lẳng hoặc quẳng nguyên khối trên quầy. Mấy bạn đồng hương mất hút vào một góc, tôi lần theo, thấy họ reo “đã mua được lòng lợn, cả tiết nữa. Chỉ hàng này mới có. Tối nay có cháo lòng ăn rồi”. Đây chính là những sản phẩm quen thuộc với người gốc Việt, như chính người điều hành chợ Abatoir nhận xét vui “có cả những sản phẩm được bày bán mà người bản xứ chẳng muốn biết tên nó là gì”.
Để nói về mức độ tiện lợi của Abatoir, nơi thu hút chủ yếu dân nhập cư vào mua, phải nhìn vào một bữa đi chợ của người Việt mới sang Bỉ. Francois - một giáo viên từng sống ở Hà Nội gần 20 năm, mới cùng vợ con trở lại Bỉ, kể tuần trước anh vào siêu thị Colruyt mua một lô sữa, két bia, hai vỉ xương sườn, bịch khoai tây, lốc giấy vệ sinh, chai nước rửa chén, mấy hộp bánh ngọt... Hóa đơn kê 90 EUR, đấy là siêu thị còn đang giảm giá 15% các mặt hàng đấy.
Một góc chợ Abatoir ở Brussels
Sống cách chợ Abatoir những 150km, nhưng nghe tôi mách chợ này, Hạnh - vợ của Francois đòi đi ngay. Nhà có hai con trai đang tuổi ăn tuổi lớn, phải đi chợ đầu mối như Abatoir mới tiết kiệm được tiền. Và đây là một buổi chợ Abatoir của Hạnh. “Em mua 2 cân (kg) sườn, 2 cân xương sụn, nạc vai 5 cân, mỡ khổ dày 2 cân, lườn gà 2 cân, xáo bò 2 cân - món này xào hành tây thêm muối mắm thì dậy mùi phải biết. Rồi em qua quầy hải sản mua cá chép 3 con, tôm tươi 1 cân, mực ống cũng 1 cân, cá hồi 1 cân, xúc xích tươi 1 cân. Đến hàng trái cây thì mua thơm, chuối, nho..., phát hiện ra quầy của người Thái có bán mướp, dưa lê ngọt lịm. À, còn cả mớ lá mùi già, ăn ngọn, còn gốc thì đun nước tắm cho thơm. Tổng cộng hết 160 EUR. Chỗ thịt thà cá mú phải ăn được trong 3 tuần, lại đa dạng món nấu nướng. Người Việt mình là cứ phải đổi món liên tục. Đi chợ tươi vừa ngon vừa rẻ vì thế. Chừng ấy tiền vào siêu thị một tuần là hết, lại cứ phải ăn mãi một vài món, ngán lắm”.