Có 2 liên danh nhà đầu tư là 194 CIC - DCG - Hải Thạch và Trung Nam - Horizon - Hải Đăng - Sơn Hải tham gia gói thầu này. Đây là 2 liên danh được Bộ GTVT xác định đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật trong bước đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án.
Dự án cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo có chiều dài toàn tuyến 78,5km, tổng mức đầu tư là 9.458 tỷ đồng. Nguồn vốn góp của Nhà nước 5.991 tỷ đồng, vốn BOT 3.466 tỷ đồng (gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay).
Theo biên bản mở thầu gói hồ sơ đề xuất tài chính, liên danh Trung Nam - Horizon - Hải Đăng - Sơn Hải đề xuất mức vốn góp của Nhà nước là 5.063,64 tỷ đồng (giảm mức đóng góp của vốn Nhà nước 928 tỷ đồng). Trong khi đó, liên danh 194 CIC - DCG - Hải Thạch đề xuất mức vốn góp của Nhà nước là 4.199 tỷ đồng (giảm mức đóng góp của vốn Nhà nước 1.792 tỷ đồng).
Như vậy, theo giá đấu thầu giữa 2 liên danh, thì liên danh 194 CIC - DCG - Hải Thạch chọn phương án giảm mức đóng góp của vốn Nhà nước cho đoạn cao tốc này là 864 tỷ đồng.
Dự án đoạn cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo dự kiến khởi công trong năm 2021 và hoàn thành trong 2 năm 6 tháng. Thời gian thu phí hoàn vốn dự kiến 16 năm 4 tháng.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Bảo đảm trật tự an toàn giao thông, dẫn đoàn phục vụ Đại hội
-
Yêu cầu VEC khắc phục tình trạng hư hỏng trên các tuyến cao tốc
-
Đề xuất đầu tư 6 cảng hàng không theo hình thức đối tác công - tư
-
Bảo đảm an ninh, an toàn các chuyến bay chở đại biểu dự Đại hội Đảng lần thứ XIII
-
Thay gối cao su lệch khỏi vị trí của tuyến metro số 1
-
Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội mở cửa cho người dân tham quan
-
Cấm xe 3 trục qua cầu Rạch Miễu dịp tết
-
Không đầu tư nâng cấp mở rộng Quốc lộ 5
-
Hãng hàng không quốc gia đưa các món ăn cổ truyền ngày tết lên máy bay
-
Quảng Bình: Hơn 2.300 tỷ đồng mở rộng Cảng hàng không Đồng Hới