Đầu tư công - tư kết hợp (PPP): Đường còn xa

Trước thềm Hội nghị Nhóm các nhà tài trợ giữa kỳ 2012 (CG), nhiều quan chức cao cấp của WB, ADB và Nhật Bản… đều đã có các hoạt động tiếp xúc, làm việc với Chính phủ Việt Nam. Thông điệp chung được các nhà tài trợ khẳng định những hỗ trợ tín dụng trong thời gian qua đã được Chính phủ Việt Nam sử dụng một cách có hiệu quả, đặc biệt là nguồn vốn dành cho giáo dục, an sinh xã hội. Tuy nhiên, trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, nhiều dự án lớn và quan trọng đang sử dụng vốn ODA hoặc kỳ vọng nhận được nguồn vốn này dường như chưa suôn sẻ như mong muốn.

Trước thềm Hội nghị Nhóm các nhà tài trợ giữa kỳ 2012 (CG), nhiều quan chức cao cấp của WB, ADB và Nhật Bản… đều đã có các hoạt động tiếp xúc, làm việc với Chính phủ Việt Nam. Thông điệp chung được các nhà tài trợ khẳng định những hỗ trợ tín dụng trong thời gian qua đã được Chính phủ Việt Nam sử dụng một cách có hiệu quả, đặc biệt là nguồn vốn dành cho giáo dục, an sinh xã hội. Tuy nhiên, trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, nhiều dự án lớn và quan trọng đang sử dụng vốn ODA hoặc kỳ vọng nhận được nguồn vốn này dường như chưa suôn sẻ như mong muốn.

Tại cuộc đối thoại Việt Nam - Nhật Bản về phát triển cơ sở hạ tầng vừa được tổ chức tại Hà Nội, đại diện các bộ ngành, địa phương cho biết hiện có rất nhiều dự án đang trông cậy vào nhà tài trợ song phương lớn nhất này. Bộ GTVT đề xuất 29 dự án giao thông quan trọng, muốn nhận được sự hỗ trợ của Nhật Bản trong giai đoạn 2012 - 2015. Trong số này, có 10 dự án đang triển khai, đề nghị vay vốn bổ sung và 19 dự án mới. Bộ Xây dựng đề xuất 5 dự án hỗ trợ kỹ thuật và 5 dự án hỗ trợ tài chính; Bộ Công thương đề xuất 19 dự án trong lĩnh vực điện, 6 dự án trong lĩnh vực dầu khí và dịch vụ dầu khí... Hàng loạt dự án trong lĩnh vực thủy lợi, y tế… cũng được đề xuất.

Hồi đáp những đề nghị này, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yasuakia Tanizaki cho biết quan điểm của Chính phủ Nhật Bản sẽ hỗ trợ Việt Nam một cách toàn diện để thực hiện mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Tuy nhiên, để tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ Nhật Bản, Việt Nam phải sử dụng hiệu quả vốn ODA của Nhật Bản, cũng như xây dựng được chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng. Đại sứ Nhật Bản lưu ý, trong điều kiện nguồn ngân sách còn hạn hẹp, việc huy động các nhà đầu tư tư nhân tham gia vào lĩnh vực này theo mô hình hợp tác công - tư (PPP) trở thành giải pháp đặc biệt quan trọng. Hiện đang có 13 dự án PPP đang được Nhật Bản hỗ trợ xây dựng nghiên cứu tiền khả thi như sân bay Long Thành, đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, Trung Lương - Mỹ Thuận, Biên Hòa - Vũng Tàu...

Tuy nhiên, do khuôn khổ pháp lý chưa hoàn thiện, đề xuất từ các địa phương lại sơ sài nên tiến độ các dự án PPP tiếp tục bò như rùa, khiến cả hai phía công - tư đều chưa thật mặn mà, thậm chí nản lòng. Dự án Đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng một trong ba dự án được lựa chọn thí điểm đầu tư theo hình thức PPP. Tuy nhiên, sau khi được chọn, UBND tỉnh Quảng Ninh lại ký biên bản ghi nhớ với liên danh Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) và Công ty TNHH Đầu tư và phát triển sản xuất Hạ Long (BIM) để triển khai xây dựng theo hình thức BOT kết hợp BT. UBND tỉnh lý giải, làm BOT sẽ nhanh hơn, áp lực hoàn thành con đường này quá lớn, mà PPP quá chậm. Thực tế, dù Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức PPP đã được ban hành từ cuối năm 2010, song tới nay, dường như tất cả dự án loại này vẫn đang rất ì ạch. Đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, dự án đầu tiên được lựa chọn thí điểm theo hình thức PPP, hiện vẫn chưa khởi động.

Theo quy định tại Quy chế thí điểm, một trong những công việc rất quan trọng, các bộ, ngành, địa phương phải đề xuất các dự án thí điểm theo hình thức PPP, sau đó Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổng hợp, trình Chính phủ lựa chọn các dự án khả thi để đầu tư. Tuy nhiên, dù có 30 dự án được đề xuất, với tổng vốn đầu tư trên 20 tỷ USD, song theo đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các dự án chưa thực sự có tính thương mại, chưa đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư. Hầu hết các nội dung đề xuất đều không đáp ứng được các yêu cầu của Quy chế PPP, do đó không đủ điều kiện trình Thủ tướng Chính phủ. Đáng nói, có dự án được đề xuất chỉ bao gồm... tên dự án và hầu hết đều chưa có đề xuất về phần đóng góp của Nhà nước!

Rút cục, Tổ công tác PPP đã chọn Dự án đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng; Dự án nước sông Hậu 1 và Dự án cầu Nguyệt Viên - Thanh Hóa để tiếp tục nghiên cứu, xây dựng dự án và chuẩn bị thí điểm. Tuy nhiên, ngay sau đó, như đã nêu trên, tỉnh Quảng Ninh đã từ bỏ PPP.

ANH THƯ

Tin cùng chuyên mục