Dạy nghề cho lao động nông thôn còn nhiều bất cập

(SGGP). – Theo ông Đào Trọng Độ, Phó Vụ trưởng Vụ Dạy nghề thường xuyên (Tổng cục Dạy nghề, Bộ LĐTB-XH), thời gian qua, bằng 4 nhóm mô hình dạy nghề (dạy nghề nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp và đánh bắt xa bờ), các địa phương trên cả nước đã hỗ trợ dạy nghề cho hơn 1,3 triệu lao động nông thôn. Trong đó, gần 79% lao động có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ với năng suất, thu nhập cao hơn.

(SGGP). – Theo ông Đào Trọng Độ, Phó Vụ trưởng Vụ Dạy nghề thường xuyên (Tổng cục Dạy nghề, Bộ LĐTB-XH), thời gian qua, bằng 4 nhóm mô hình dạy nghề (dạy nghề nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp và đánh bắt xa bờ), các địa phương trên cả nước đã hỗ trợ dạy nghề cho hơn 1,3 triệu lao động nông thôn. Trong đó, gần 79% lao động có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ với năng suất, thu nhập cao hơn.
 
Tuy nhiên, mạng lưới cơ sở dạy nghề và hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn hiện vẫn còn nhiều bất cập. Một số trung tâm dạy nghề có cơ sở vật chất nhưng hoạt động theo “mô hình” 1 giám đốc, 1 kế toán, 1 bảo vệ mà… không có giáo viên dạy nghề. 5 địa phương Ninh Bình, Yên Bái, TPHCM, Bến Tre, Cà Mau không đạt tỷ lệ 70% lao động có việc làm sau học nghề.

Tại tỉnh Cao Bằng, có xã chỉ có 100 xe máy nhưng lại huy động đến 35 người đi học nghề sửa xe gắn máy. Việc dạy vi tính văn phòng cho lao động nông thôn tại tỉnh này cũng được đánh giá chưa hiệu quả, bởi thời gian học 3 tháng thì người dân không thể thành thạo được. Trái lại, dân trồng lúa chỉ cần tập huấn 2 tuần về hai kỹ năng quan trọng là phát hiện sớm sâu bệnh, kỹ thuật sơ chế sản phẩm… thì các tỉnh lại tổ chức cho nông dân học trong 3 tháng về những kiến thức nông dân đã biết, đã được phục vụ (chọn giống, thủy lợi…).

ĐƯỜNG LOAN
 

Tin cùng chuyên mục