ĐBSCL thiếu nguồn nhân lực chuyên ngành logistics

Ngày 13-11, tại Cần Thơ, các bộ: Công thương, Giao thông - Vận tải, Kế hoạch và Đầu tư; Ban chỉ đạo Tây Nam bộ và Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) phối hợp tổ chức hội thảo: “Chiến lược phát triển hệ thống logistics vùng ĐBSCL” giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến năm 2030”.

(SGGP). - Ngày 13-11, tại Cần Thơ, các bộ: Công thương, Giao thông - Vận tải, Kế hoạch và Đầu tư; Ban chỉ đạo Tây Nam bộ và Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) phối hợp tổ chức hội thảo: “Chiến lược phát triển hệ thống logistics vùng ĐBSCL” giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến năm 2030”.

Với chiều dài bờ biển trên 700km nhưng hiện nay ở ĐBSCL không có cảng biển lớn để khai thác. Toàn vùng có 2.167 cảng sông và bến xếp dỡ, chủ yếu là cảng nhỏ, không có cảng container chuyên dùng.

Tại hội thảo, các ý kiến đều nêu rõ, xây dựng chuỗi cung ứng dịch vụ logistics tại ĐBSCL là việc tối ưu hóa quá trình chuyển sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng, với mục tiêu nhanh nhất và chi phí rẻ nhất. Tại ĐBSCL, việc phát triển dịch vụ logistics sẽ góp phần giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa. Theo quy hoạch phát triển trung tâm logistics trên cả nước đến năm 2020, ĐBSCL sẽ có 2 trung tâm logistics hạng hai đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

CAO PHONG

Tin cùng chuyên mục