Đề thi đại học bàn về người hâm mộ bị “ném đá”: Mê muội vì thần tượng

Sự kiện đề thi tuyển sinh đại học năm 2012 môn Văn đưa ra đề tài bàn về người hâm mộ đã đang trở thành một sự kiện “nóng” khi một số bạn trẻ cho rằng đề thi chửi xéo những người hâm mộ nhạc pop Hàn Quốc (K-pop). Nhiều bạn trẻ đã lên mạng, dùng những ngôn từ thiếu văn hóa để văng tục không từ một ai, kể cả những bậc phụ huynh, thầy cô.
Đề thi đại học bàn về người hâm mộ bị “ném đá”: Mê muội vì thần tượng

Sự kiện đề thi tuyển sinh đại học năm 2012 môn Văn đưa ra đề tài bàn về người hâm mộ đã đang trở thành một sự kiện “nóng” khi một số bạn trẻ cho rằng đề thi chửi xéo những người hâm mộ nhạc pop Hàn Quốc (K-pop). Nhiều bạn trẻ đã lên mạng, dùng những ngôn từ thiếu văn hóa để văng tục không từ một ai, kể cả những bậc phụ huynh, thầy cô.

Lệch lạc

Chị H.T.L., một thành viên của diễn đàn lamchame.com nhớ lại, cuối năm ngoái, khi ban nhạc Hàn Quốc Super Junior (SuJu) biểu diễn tại tỉnh Bình Dương, cô con gái 15 tuổi của anh chị chết sống đòi đi xem. Thấy đường xa, giờ biểu diễn trễ nên vợ chồng chị từ chối. Thế là cô bé vật vã, la hét đập phá đồ đạc trong nhà. Nhiều ngày sau đó, cô bé cứ lầm lầm lì lì, đóng cửa nhốt mình trong phòng. Một hôm cậu anh đi học về hầm hầm lên phòng tát cho cô em một cái thì anh chị mới biết con bé lên facebook gia nhập nhóm chửi bới những ông bố bà mẹ “độc ác”, đòi từ bố mẹ vì dám ngăn cản con đến với các thần tượng, thậm chí có đứa còn đòi giết ai ngăn cản đến với các anh Suju dù đó là bố mẹ mình.

Những câu chuyện về các trò hâm mộ quái dị của người hâm mộ K-pop không thiếu trên các trang mạng, thậm chí có đầy đủ cả hình ảnh khiến người lớn hãi hùng và cũng đầy khó hiểu. Bởi vì hâm mộ thần tượng không phải việc lạ. Chính các bậc phụ huynh hồi trẻ có thể cũng từng một thời hâm mộ thần tượng. Một phụ huynh nhớ lại thời vào đại học, anh say mê ban nhạc Michael Learns to Rock, sưu tầm đủ các album của ban nhạc này, thuộc lòng tên tuổi lý lịch các thành viên và hình ảnh của họ dán đầy ký túc xá… Nhưng chưa bao giờ coi họ ngang với người thân trong gia đình hoặc thầy cô mà chỉ xem đó là một đam mê cá nhân mà thôi.

Nói cho đúng, không phải cứ hâm mộ K-pop đều là “fan cuồng”. Ngược lại, rất nhiều bạn trẻ hâm mộ K-pop lại có cách ứng xử đúng mực, “fan cuồng” chỉ tập trung trong một số cá biệt giới trẻ, thường là ở các bạn trẻ hâm mộ nhóm nhạc Suju. Chính vì thế, nói đến nhóm người hâm mộ này, người ta hay nhắc đến từ E.L.F (Ever Lasting Friends: Tình bạn vĩnh cửu) viết tắt tên câu lạc bộ người hâm mộ chính thức của nhóm nhạc này.

Ranh giới giữa ngưỡng mộ và mê muội rất mong manh.

Ranh giới giữa ngưỡng mộ và mê muội rất mong manh.

Điều đáng nói là trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, những trò hâm mộ cuồng nhiệt của các “fan cuồng” đã lan truyền rộng khắp trên Internet, vô tình tạo nên cái nhìn lệch lạc của bạn bè thế giới về giới trẻ Việt Nam hiện nay.

Làm trò mê muội?

Đó chính là câu hỏi được chính các bạn trẻ thi đại học năm nay đặt ra. Vì chỉ cần suy xét một cách đơn giản nhất cũng thấy chính cách phản ứng cực đoan kiểu chửi bới thầy cô ra đề, tuyên bố bỏ thi để phán đối cũng đích thị là hành vi mê muội. Tại các diễn đàn mạng, chính những người bạn của các “fan cuồng” đều cho rằng đây là một kiểu bày trò bởi hâm mộ thần tượng mà đề bài ra hoàn toàn không có giới hạn trong một lĩnh vực nào cả. Thậm chí có ý kiến còn cho rằng, các “fan cuồng” có vấn đề về đọc hiểu, vì nếu đọc đúng, đề bài đã cho họ cơ hội để biện hộ những hành động “cuồng” của một số người hâm mộ trẻ tuổi vừa qua.

Cũng chính vì thế, dịp này, nhiều người hâm mộ của K-pop cũng đã phải lên tiếng khẳng định việc hâm mộ đến thái quá là xấu xa, điên khùng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội và nhóm này chỉ là một thiểu số. Một số người hâm mộ K-pop còn tổ chức các hoạt động xã hội như vệ sinh đường phố,  làm cơm từ thiện để như một cách tự khẳng định là vừa làm điều có ích cho xã hội, vừa mong muốn mọi người có cái nhìn đúng đắn về người hâm mộ bình thường.

Trong lúc một số “fan cuồng” đang gào thét chửi bới, bảo vệ những thần tượng âm nhạc nơi xứ xa của mình thì nhiều bạn trẻ khác lại giới thiệu những hình ảnh các thần tượng gần gũi hơn rất nhiều. Đó là thí sinh Ngô Văn Thuận, đạp xe 300km đi thi đại học chỉ với 30.000 đồng trong túi; là những ông bố, bà mẹ nhịn ăn và bỏ công việc đưa con đi thi đại học, đội mưa đội nắng chờ con trước cổng trường… Có bạn trẻ đã viết: “Bạn nghĩ sao khi các bậc sinh thành vất vả nuôi con ăn học, khôn lớn, cặm cụi đưa bạn đi thi đại học, lo lắng chờ đợi bạn ngoài cổng trường, còn bạn sẵn sàng bỏ thi chỉ vì nghĩ rằng đề thi chửi xéo những người hâm mộ nhạc pop Hàn Quốc”.

TƯỜNG VY

Tin cùng chuyên mục