Đi xuất khẩu lao động về nước sớm bị nợ chồng chất

Chiều 5-1, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Giang (Quảng Nam), cho biết UBND huyện này vừa tổ chức cuộc họp để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng cũng như tìm phương án giải quyết số nợ  của 38 lao động là người dân tộc thiểu số vay tiền đi xuất khẩu lao động tại Malaysia và Hàn Quốc về trước thời hạn.

(SGGP).- Chiều 5-1, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Giang (Quảng Nam), cho biết UBND huyện này vừa tổ chức cuộc họp để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng cũng như tìm phương án giải quyết số nợ  của 38 lao động là người dân tộc thiểu số vay tiền đi xuất khẩu lao động tại Malaysia và Hàn Quốc về trước thời hạn.

Các thanh niên này cho biết, thông qua Công ty Liên Việt (trụ sở tại Hà Nội), họ đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc, Malaysia. Tuy nhiên, tại đây họ phải lao động trong điều kiện khó khăn, bị ép làm việc quá sức, trả lương không đúng theo hợp đồng, chỗ ăn ở cực kỳ chật chội, hợp đồng làm việc cho Malaysia nhưng ông chủ là người Trung Quốc nên thường xuyên bị ngược đãi từ đánh đập đến cắt điện, nước; nhà máy bị phá sản… nên họ buộc phải về nước trước thời hạn. Khi đi, mỗi người vay 25 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách, khi trở về trắng tay, không có khả năng trả nợ. UBND huyện đã mời Công ty Liên Việt họp bàn phương án giải quyết nhưng họ không đến dự nên chưa thể giải quyết được mọi việc. Trước mắt, UBND huyện xin cho các thanh niên này đi làm công nhân cao su để tạo điều kiện trả nợ ngân hàng.

Ông Võ Tấn Lũy, Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách - Chi nhánh Tây Giang, cho biết từ năm 2010 đến cuối năm 2013, toàn huyện có 115 người đi xuất khẩu lao động, đến nay còn 64 người còn nợ vốn vay của ngân hàng với tổng số tiền là 1,171 tỷ đồng. Trong 64 người còn nợ tiền, có 38 người về nước trước thời hạn với số tiền vay là 586 triệu đồng nhưng không có khả năng trả.

NGUYÊN KHÔI

  • Dùng chất kích thích để sản xuất giá đậu

Khoảng 0 giờ 30 ngày 5-1, Đội Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường Công an TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) kiểm tra cơ sở sản xuất giá đậu ở ấp Long Đức 3, xã Tam Phước, Biên Hòa do ông Ngô Văn Thành làm chủ. Lực lượng công an phát hiện hàng trăm ống tuýp nước không rõ nguồn gốc, xuất xứ (nghi là của Trung Quốc sản xuất) dùng để kích thích trong quá trình sản xuất giá.

Ông Ngô Văn Thành cho biết, mỗi ngày cơ sở của ông sản xuất 800kg - 1,2 tấn giá đậu, sau đó, đưa đi tiêu thụ ở các chợ, quán ăn trên địa bàn Biên Hòa và huyện Long Thành. Để giá đậu to khỏe, nẩy mầm nhanh, tươi lâu, cơ sở dùng thuốc kích thích ngâm vào sau khi giá đậu đã nẩy mầm. Nhờ có thuốc kích thích nên giá đậu lên nhanh, chỉ trong 3 - 4 ngày là đưa đi tiêu thụ.

DUY THÀNH

Tin cùng chuyên mục