Điện ảnh Lào khởi sắc

Gần nửa thế kỷ qua, màn ảnh rộng của Lào gần như không sáng đèn. Đến nay, ở Lào vẫn chưa thấy xuất hiện những người làm nghề theo đúng tên gọi “diễn viên chuyên nghiệp”. Thay vào đó, người dân Lào quen thuộc với những bộ phim của Thái Lan được nhập từ nhiều kênh phân phối khác nhau. Thời gian gần đây, học tập kinh nghiệm từ nền điện ảnh nước láng giềng, các nhà làm phim trẻ Lào đã giới thiệu những bộ phim “made in Lao”, được chính quyền và công chúng đón nhận nồng nhiệt.
Điện ảnh Lào khởi sắc

Gần nửa thế kỷ qua, màn ảnh rộng của Lào gần như không sáng đèn. Đến nay, ở Lào vẫn chưa thấy xuất hiện những người làm nghề theo đúng tên gọi “diễn viên chuyên nghiệp”. Thay vào đó, người dân Lào quen thuộc với những bộ phim của Thái Lan được nhập từ nhiều kênh phân phối khác nhau. Thời gian gần đây, học tập kinh nghiệm từ nền điện ảnh nước láng giềng, các nhà làm phim trẻ Lào đã giới thiệu những bộ phim “made in Lao”, được chính quyền và công chúng đón nhận nồng nhiệt.

Theo Bangkok Post, từ khi cách mạng Lào thành công, số lượng phim ảnh khan hiếm của nước này chủ yếu chiếu vẫn chỉ để tuyên truyền ý thức hệ, chứ không phải để giải trí. Chính điều này đã khiến nền điện ảnh Lào, sau giai đoạn người Pháp khởi xướng phong trào điện ảnh tiên phong vào những năm 1960, đã hoàn toàn lạc lõng so với ngay tại khu vực.

Một cảnh quay thiên nhiên đẹp trong bộ phim At the Horizon.

Một cảnh quay thiên nhiên đẹp trong bộ phim At the Horizon.

Trong suốt 30 năm qua, chỉ có vài bộ phim Lào được người dân nước này nhớ đến như Red Lotus (kể về cuộc đấu tranh của một gia đình trong thời chiến).

Tuy nhiên, mọi thứ đã khác hẳn kể từ lúc thế hệ các nhà làm phim trẻ nhận ra rằng phim ảnh, bên cạnh giá trị nhân văn và đậm chất nghệ thuật còn có tác dụng để giải trí. Họ là những người từng học tập ở đất Chùa Vàng và háo hức muốn mang lại sức sống mới cho điện ảnh nước nhà.

Bằng cách hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp, điện ảnh Thái Lan đã và đang hỗ trợ điện ảnh Lào chuyển mình. Một trong những bộ phim tiên phong trong việc cách tân điện ảnh Lào có thể kể đến là At the Horizon (tiếng Lào là Plai Tang), ra mắt hồi đầu năm nay, chỉ tốn kinh phí hơn 200 triệu đồng nhưng đã thu hút công chúng, nhất là giới trẻ đến rạp trước hết vì tò mò và sau nữa là hy vọng vào điện ảnh nước nhà. Hay như tại thời điểm này, trailer của một bộ phim hài lãng mạn có tên Hak Um Lum, với các cảnh quay tuyệt đẹp thực hiện hoàn toàn ở Lào cùng dàn diễn viên tuy không chuyên đang gây tiếng vang từ thủ đô Viêng Chăn cho đến những vùng nông thôn.

Hiện ở Lào có một câu lạc bộ tập trung các nhà làm phim trẻ gọi là Lao New Wave. Người thành lập ra câu lạc bộ này là Anysay Keola, 29 tuổi, đạo diễn phim At the Horizon, bộ phim đầu tiên trong lịch sử điện ảnh Lào có súng, võ thuật và các yếu tố bạo lực. Giống như nhiều thành viên cốt cán trong câu lạc bộ, Anysay được đào tạo điện ảnh ở Thái Lan, và phim At the Horizon chính là luận án tốt nghiệp của anh. Khi Anysay nộp kịch bản của mình cho các nhà quản lý nghệ thuật trong nước, ngay lập tức đã họ đã từ chối vì có quá nhiều cảnh bạo lực. Không nản chí, anh cùng các nhà sản xuất cố gắng thuyết phục rằng kịch bản này chỉ là luận án của một sinh viên thì các nhà quản lý mới cho phép bộ phim được bấm máy “thử”.

Sau khi hoàn thành và chiếu thử, Cục phim ảnh Lào ngoài việc khen ngợi bộ phim, thậm chí họ đã cho phép At the Horizon được công chiếu với một số tình tiết bạo lực được giảm nhẹ. Đây là tín hiệu đáng mừng ở những nhà lãnh đạo nghệ thuật Lào vì họ đã nhận thấy sự cần thiết của tính giải trí, yếu tố cơ bản cho bất kỳ nền điện ảnh bắt đầu hòa nhập nào.


Thanh Hải

Tin cùng chuyên mục