Kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Hội Điện ảnh TPHCM (30-10-1982 – 30-10-2012)

Tự hào một chặng đường phát triển

30 năm không quá dài so với một đời người, nhưng là một chặng đường ghi nhiều dấu ấn đối với ngành điện ảnh TPHCM. Trên chặng đường ấy, có lúc thăng, lúc trầm, nhưng Hội Điện ảnh TPHCM đã tạo được niềm tin với những hội viên nói riêng và công chúng nói chung về các sản phẩm điện ảnh của mình. Nhân dịp này, PV Báo SGGP có cuộc trao đổi chân tình với bà Dương Cẩm Thúy, Phó Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam, Chủ tịch Hội Điện ảnh TPHCM.
Tự hào một chặng đường phát triển

30 năm không quá dài so với một đời người, nhưng là một chặng đường ghi nhiều dấu ấn đối với ngành điện ảnh TPHCM. Trên chặng đường ấy, có lúc thăng, lúc trầm, nhưng Hội Điện ảnh TPHCM đã tạo được niềm tin với những hội viên nói riêng và công chúng nói chung về các sản phẩm điện ảnh của mình. Nhân dịp này, PV Báo SGGP có cuộc trao đổi chân tình với bà Dương Cẩm Thúy, Phó Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam, Chủ tịch Hội Điện ảnh TPHCM.

Một cảnh trong bộ phim truyện Long thành cầm giả ca.

Một cảnh trong bộ phim truyện Long thành cầm giả ca.

- Bà có thể đánh giá sơ bộ tình hình điện ảnh VN nói chung và điện ảnh TPHCM nói riêng, trong quá trình chuyển mình và phát triển 30 năm qua?

>> Trong 30 năm qua, có lúc thăng lúc trầm, nhưng điện ảnh TPHCM luôn luôn là lá cờ đầu của cả nước, từ việc làm phim bao cấp đến việc có nhiều nhà làm phim tư nhân tham gia làm phim, mở ra phong trào làm phim xã hội hóa rộng rãi như hiện nay.

- Trong xu thế phim truyền hình phát triển ồ ạt như hiện nay, Hội Điện ảnh TPHCM đánh giá chất lượng cũng như đội ngũ làm phim truyền hình như thế nào?

Việc kết hợp giữa điện ảnh và truyền hình TPHCM là một việc làm hết sức cần thiết và phù hợp trong điều kiện của TP ta hiện nay. 30 năm qua, điện ảnh và truyền hình TPHCM luôn là những người bạn đồng hành, sát cánh với nhau trên mặt trận tuyên truyền chính trị, giải trí, góp phần làm nên bộ mặt văn hóa của thành phố. Trong cơ chế hiện nay, điện ảnh có nhiều khó khăn, đặc biệt là việc giải quyết đầu ra các sản phẩm của mình. Trong khi đó, truyền hình có đầu ra rất mạnh - giờ phát sóng ngày càng nhiều hơn, đòi hỏi phải có nhiều phim, nhiều chương trình hơn. Điện ảnh có thể hỗ trợ rất lớn trong việc này, vì điện ảnh có tiềm năng về chất xám, về lực lượng sáng tác, có thể cung cấp nhiều chương trình, nhiều phim cho truyền hình. Hai ngành hợp lại là một lực lượng mạnh có thể hỗ trợ lẫn nhau.

Thực tế vừa qua đã có những sự hợp tác giữa điện ảnh và truyền hình. Về phim truyện truyền hình, hãng phim TFS của Đài Truyền hình TPHCM vẫn giữ được kỷ cương về chất lượng sản phẩm như các phim truyện: Ngọn nến hoàng cung, Dưới cờ đại nghĩa, Gió ngựa trời Nam, Vịt kêu đồng…, xứng đáng giữ vai trò chủ đạo phần nào về quy trình tác nghiệp, về nội dung tư tưởng, về nghệ thuật thể hiện. Phim tài liệu của TFS có những thể nghiệm thành công rất lớn về cả chất lượng phim, kỷ lục người xem và doanh thu như phim tài liệu nhiều tập Mê Kông ký sự. Và sau đó, hàng loạt phim ký sự ra đời, được khán giả đón nhận rất nhiệt tình.

Một cảnh trong bộ phim truyện truyền hình Vịt kêu đồng.

Một cảnh trong bộ phim truyện truyền hình Vịt kêu đồng.

- Hình như, các đạo diễn và diễn viên trẻ hiện nay không mấy mặn mà với hội. Hội có hoạt động hoặc có cách gì để tạo thu hút lực lượng trẻ nhằm “trẻ hóa” đội ngũ hội viên của hội?

Trên thực tế, TPHCM là nơi đi đầu trong việc phát triển hội viên Hội Điện ảnh hoạt động trong lĩnh vực truyền hình và theo điều lệ mới từ nhiệm kỳ Đại hội 2010 - 2015, hội là nơi hội tụ của những người làm công tác điện ảnh và cả truyền hình. Hiện nay, Hội Điện ảnh TPHCM đã có 788 hội viên, gồm 140 đạo diễn, 200 diễn viên, trong đó có 2/3 là diễn viên trẻ. Trong 2 năm gần đây, rất nhiều hội viên trẻ vào hội và tham gia nhiều hoạt động của hội rất tích cực.

- Phương hướng hoạt động của hội trong thời gian tới?

Hội Điện ảnh TPHCM có kế hoạch để thực hiện tốt Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”. Hội sẽ làm tốt công tác thi đua khen thưởng, tổ chức các lớp học ngắn hạn để bồi dưỡng nghiệp vụ cho hội viên; tổ chức những chuyến đi thực tế sáng tác; những cuộc hội thảo, tọa đàm để nâng cao chất lượng phim… dành cho tất cả hội viên, đặc biệt với những hội viên là những nhà làm phim trẻ. Chúng tôi rất mong có những chương trình tài trợ cho những nhà làm phim trẻ, để các bạn có kinh phí làm phim ngắn, phim thể nghiệm.

Như Hoa (thực hiện)

Tin cùng chuyên mục