Điểm nổi bật của phiên họp này là câu chuyện của Đội tuyển U.23 với kỳ tích tại Giải Vô địch bóng đá U.23 châu Á đã trở thành tinh thần chủ đạo mà Chính phủ muốn các bộ, ngành, địa phương nhân rộng.
Nhân rộng tinh thần của U.23
Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, mở đầu năm mới 2018 tốt hơn cùng kỳ năm 2017 với ấn tượng mạnh mẽ về một số chỉ tiêu, nhất là những trung tâm kinh tế lớn. Thủ tướng nhắc lại bài học kinh nghiệm cũng như thành công của đội tuyển U.23 Việt Nam là ý chí kiên cường, quyết tâm cao và tính kỷ luật, tinh thần đồng đội, và cho rằng, điều này không chỉ cho bóng đá mà cho cả công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, mỗi bộ, ngành, địa phương. Từ thành tích của đội tuyển U.23, Thủ tướng cho rằng, nếu quyết tâm cao, đồng lòng đoàn kết, nỗ lực hết mình thì chúng ta có thể đạt tới những kết quả ngoài mong đợi. Thủ tướng cũng cho rằng, cùng với kết quả năm 2017, được quyết định trong 2 quý cuối năm, khi kết thúc quý 1-2017, sụt giảm nghiêm trọng các chỉ tiêu, nhưng chúng ta vẫn quyết tâm cao hơn, mạnh mẽ, đồng bộ hơn, trách nhiệm cụ thể hơn, chúng ta đã đạt kết quả bứt phá. Đây là bài học kinh nghiệm trong chỉ đạo, điều hành năm 2018 và những năm tiếp theo.
Trong tháng 1-2018, tình hình kinh tế - xã hội có chuyển biến tích cực. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 20,9%, riêng công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 23,8%. Khách du lịch quốc tế tăng đến 42%, đạt trên 1,4 triệu lượt người. Doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động tăng cao, trong đó có 10.800 doanh nghiệp thành lập mới (cùng kỳ có gần 9.000 doanh nghiệp) và có thêm trên 4.500 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động. Dự trữ ngoại hối tăng lên gần 57 tỷ USD. Văn hóa, xã hội, được đặc biệt quan tâm thời gian qua, nhất là đối với vùng khó khăn, vùng thiên tai… Tuy nhiên, có một số chỉ tiêu cần lưu ý, như tỷ lệ hàng Việt Nam tiêu thụ thấp so với hàng nhập khẩu.
Thủ tướng cho rằng, kinh tế Việt Nam là nền kinh tế mở, xuất nhập khẩu/GDP đến 190% nên mọi sự biến động của toàn cầu ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế Việt Nam, nhất là những nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc… Do đó, không thể lơ là, chủ quan, thỏa mãn với kết quả của tháng 1-2018. “Tinh thần của U.23, tinh thần và cách làm như những tháng cuối năm 2017 phải được thể hiện trong quý đầu năm 2018”, Thủ tướng lưu ý. Theo đó, không được để tình trạng “đầu năm thong thả, cuối năm tất bật”; các bộ, ngành, địa phương phải quyết tâm cao thực hiện Nghị quyết 01 của Chính phủ ngay từ đầu năm, không để tình trạng thong dong trước và sau tết. Thủ tướng nhận định, năm nay nếu phấn đấu quyết liệt, giải quyết đồng bộ các biện pháp thì kinh tế Việt Nam đạt ở mức cao 6,7%.
Tháng 2 là tháng có Tết Nguyên đán, vì vậy Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành, đặc biệt những trung tâm kinh tế lớn trước mắt chưa tăng các loại giá, phí có liên quan. Phải quản lý tốt giá cả tiêu dùng với giải pháp cụ thể, căn cơ hơn. Thủ tướng cũng đề nghị quản lý tốt các lễ hội ở địa phương, không để tình trạng lộn xộn, gây dư luận bất bình, nhất là tình trạng lãng phí, chấm dứt tình trạng sử dụng xe công đi lễ hội. Đặc biệt, Thủ tướng cũng quán triệt, cấp dưới không được chúc tết cấp trên. Lãnh đạo trung ương không được chúc tết địa phương; nêu cao tinh thần thực hành tiết kiệm dịp tết.
Thủ tướng cho biết, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ bàn 9-10 hội nghị chuyên đề lớn, có tính chất quốc gia để lắng nghe, tháo gỡ, xử lý vấn đề tốt hơn, đồng bộ hơn. “Các nền kinh tế lớn trên thế giới đang thay đổi cơ chế, biện pháp, quản lý kinh tế như Hoa Kỳ, Trung Quốc thông qua việc điều chỉnh các dòng thuế, lãi suất. Các bộ, ngành, địa phương cần chú ý theo dõi tình hình, đề xuất, phản ứng chính sách nhanh hơn, tốt hơn trước biến đổi của thế giới, bao gồm việc tạo dựng thị trường, những biện pháp phòng vệ thương mại, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại… Không chỉ ngồi lại dự báo khả năng của các nước mà phải bàn bạc các giải pháp, không để tình trạng các doanh nghiệp Việt Nam “đồng sàng dị mộng” hay chung bàn mà chẳng chung mâm.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh chú trọng hoàn thiện thể chế pháp luật, cơ chế chính sách, tiếp tục rà soát, phát hiện cơ chế chính sách không còn phù hợp, cản trở sự phát triển để tập trung sửa sớm. Năm 2018 tiếp tục là năm giảm chi phí cho doanh nghiệp, phấn đấu ngay từ quý 1 rà soát để giảm lãi suất cho vay; giảm các loại phí, trong đó có cước phí vận tải, phí logistics. Từ kinh nghiệm năm 2017, Thủ tướng yêu cầu xây dựng kịch bản tăng trưởng từng ngành, lĩnh vực trong cả nước theo quý, có kế hoạch, giải pháp, phân công thực hiện cụ thể, báo cáo Thủ tướng trước Tết Nguyên đán Mậu Tuất.
Phương án tuổi nghỉ hưu: nam 62 tuổi, nữ 60
Tại cuộc họp báo, ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết, Chính phủ đã thảo luận về phương án tuổi nghỉ hưu. Theo đó, Chính phủ thảo luận 2 phương án: một là giữ nguyên như hiện hành (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi); hai là xin ý kiến Quốc hội xem xét tuổi nghỉ hưu của nam là 62, nữ là 60. Trong đó, đáng chú ý nhiều ý kiến đề xuất phương án 2, trên cơ sở tính toán tuổi thọ bình quân của người dân Việt Nam; quỹ bảo hiểm xã hội...
Ông Mai Tiến Dũng cũng cho hay trong ngày 2-2, Thủ tướng đã ký Nghị định 15 thay thế Nghị định 38 về điều kiện kinh doanh an toàn thực phẩm, giảm tới 90% sản phẩm hàng hóa phải công bố theo hướng phân cấp cho địa phương, doanh nghiệp tự công bố; xử lý việc quản lý chồng chéo giữa các bộ. Theo đó, thay vì một sản phẩm trước đây 3, 4 bộ quản lý thì nay sẽ không còn sự chồng chéo giữa các bộ, các đơn vị trong bộ. “Sẽ không còn tình trạng một chiếc kẹo sô-cô-la phải chịu 13 giấy phép”, Bộ trưởng Dũng chia sẻ. Theo tính toán của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Nghị định 15 ra đời sẽ cắt giảm được 2,8 triệu ngày công, tương đương 2.500 tỷ đồng.
Thủ tướng cũng giao Bộ GTVT khẩn trương quyết toán các dự án BOT để xem xét mức thu phí phù hợp, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng; đồng thời cương quyết xử lý nghiêm các đối tượng, cá nhân phá hoại chính sách xã hội đầu tư trong lĩnh vực này.
Nhân rộng tinh thần của U.23
Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, mở đầu năm mới 2018 tốt hơn cùng kỳ năm 2017 với ấn tượng mạnh mẽ về một số chỉ tiêu, nhất là những trung tâm kinh tế lớn. Thủ tướng nhắc lại bài học kinh nghiệm cũng như thành công của đội tuyển U.23 Việt Nam là ý chí kiên cường, quyết tâm cao và tính kỷ luật, tinh thần đồng đội, và cho rằng, điều này không chỉ cho bóng đá mà cho cả công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, mỗi bộ, ngành, địa phương. Từ thành tích của đội tuyển U.23, Thủ tướng cho rằng, nếu quyết tâm cao, đồng lòng đoàn kết, nỗ lực hết mình thì chúng ta có thể đạt tới những kết quả ngoài mong đợi. Thủ tướng cũng cho rằng, cùng với kết quả năm 2017, được quyết định trong 2 quý cuối năm, khi kết thúc quý 1-2017, sụt giảm nghiêm trọng các chỉ tiêu, nhưng chúng ta vẫn quyết tâm cao hơn, mạnh mẽ, đồng bộ hơn, trách nhiệm cụ thể hơn, chúng ta đã đạt kết quả bứt phá. Đây là bài học kinh nghiệm trong chỉ đạo, điều hành năm 2018 và những năm tiếp theo.
Trong tháng 1-2018, tình hình kinh tế - xã hội có chuyển biến tích cực. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 20,9%, riêng công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 23,8%. Khách du lịch quốc tế tăng đến 42%, đạt trên 1,4 triệu lượt người. Doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động tăng cao, trong đó có 10.800 doanh nghiệp thành lập mới (cùng kỳ có gần 9.000 doanh nghiệp) và có thêm trên 4.500 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động. Dự trữ ngoại hối tăng lên gần 57 tỷ USD. Văn hóa, xã hội, được đặc biệt quan tâm thời gian qua, nhất là đối với vùng khó khăn, vùng thiên tai… Tuy nhiên, có một số chỉ tiêu cần lưu ý, như tỷ lệ hàng Việt Nam tiêu thụ thấp so với hàng nhập khẩu.
Thủ tướng cho rằng, kinh tế Việt Nam là nền kinh tế mở, xuất nhập khẩu/GDP đến 190% nên mọi sự biến động của toàn cầu ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế Việt Nam, nhất là những nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc… Do đó, không thể lơ là, chủ quan, thỏa mãn với kết quả của tháng 1-2018. “Tinh thần của U.23, tinh thần và cách làm như những tháng cuối năm 2017 phải được thể hiện trong quý đầu năm 2018”, Thủ tướng lưu ý. Theo đó, không được để tình trạng “đầu năm thong thả, cuối năm tất bật”; các bộ, ngành, địa phương phải quyết tâm cao thực hiện Nghị quyết 01 của Chính phủ ngay từ đầu năm, không để tình trạng thong dong trước và sau tết. Thủ tướng nhận định, năm nay nếu phấn đấu quyết liệt, giải quyết đồng bộ các biện pháp thì kinh tế Việt Nam đạt ở mức cao 6,7%.
Tháng 2 là tháng có Tết Nguyên đán, vì vậy Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành, đặc biệt những trung tâm kinh tế lớn trước mắt chưa tăng các loại giá, phí có liên quan. Phải quản lý tốt giá cả tiêu dùng với giải pháp cụ thể, căn cơ hơn. Thủ tướng cũng đề nghị quản lý tốt các lễ hội ở địa phương, không để tình trạng lộn xộn, gây dư luận bất bình, nhất là tình trạng lãng phí, chấm dứt tình trạng sử dụng xe công đi lễ hội. Đặc biệt, Thủ tướng cũng quán triệt, cấp dưới không được chúc tết cấp trên. Lãnh đạo trung ương không được chúc tết địa phương; nêu cao tinh thần thực hành tiết kiệm dịp tết.
Thủ tướng cho biết, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ bàn 9-10 hội nghị chuyên đề lớn, có tính chất quốc gia để lắng nghe, tháo gỡ, xử lý vấn đề tốt hơn, đồng bộ hơn. “Các nền kinh tế lớn trên thế giới đang thay đổi cơ chế, biện pháp, quản lý kinh tế như Hoa Kỳ, Trung Quốc thông qua việc điều chỉnh các dòng thuế, lãi suất. Các bộ, ngành, địa phương cần chú ý theo dõi tình hình, đề xuất, phản ứng chính sách nhanh hơn, tốt hơn trước biến đổi của thế giới, bao gồm việc tạo dựng thị trường, những biện pháp phòng vệ thương mại, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại… Không chỉ ngồi lại dự báo khả năng của các nước mà phải bàn bạc các giải pháp, không để tình trạng các doanh nghiệp Việt Nam “đồng sàng dị mộng” hay chung bàn mà chẳng chung mâm.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh chú trọng hoàn thiện thể chế pháp luật, cơ chế chính sách, tiếp tục rà soát, phát hiện cơ chế chính sách không còn phù hợp, cản trở sự phát triển để tập trung sửa sớm. Năm 2018 tiếp tục là năm giảm chi phí cho doanh nghiệp, phấn đấu ngay từ quý 1 rà soát để giảm lãi suất cho vay; giảm các loại phí, trong đó có cước phí vận tải, phí logistics. Từ kinh nghiệm năm 2017, Thủ tướng yêu cầu xây dựng kịch bản tăng trưởng từng ngành, lĩnh vực trong cả nước theo quý, có kế hoạch, giải pháp, phân công thực hiện cụ thể, báo cáo Thủ tướng trước Tết Nguyên đán Mậu Tuất.
Phương án tuổi nghỉ hưu: nam 62 tuổi, nữ 60
Tại cuộc họp báo, ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết, Chính phủ đã thảo luận về phương án tuổi nghỉ hưu. Theo đó, Chính phủ thảo luận 2 phương án: một là giữ nguyên như hiện hành (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi); hai là xin ý kiến Quốc hội xem xét tuổi nghỉ hưu của nam là 62, nữ là 60. Trong đó, đáng chú ý nhiều ý kiến đề xuất phương án 2, trên cơ sở tính toán tuổi thọ bình quân của người dân Việt Nam; quỹ bảo hiểm xã hội...
Ông Mai Tiến Dũng cũng cho hay trong ngày 2-2, Thủ tướng đã ký Nghị định 15 thay thế Nghị định 38 về điều kiện kinh doanh an toàn thực phẩm, giảm tới 90% sản phẩm hàng hóa phải công bố theo hướng phân cấp cho địa phương, doanh nghiệp tự công bố; xử lý việc quản lý chồng chéo giữa các bộ. Theo đó, thay vì một sản phẩm trước đây 3, 4 bộ quản lý thì nay sẽ không còn sự chồng chéo giữa các bộ, các đơn vị trong bộ. “Sẽ không còn tình trạng một chiếc kẹo sô-cô-la phải chịu 13 giấy phép”, Bộ trưởng Dũng chia sẻ. Theo tính toán của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Nghị định 15 ra đời sẽ cắt giảm được 2,8 triệu ngày công, tương đương 2.500 tỷ đồng.
Thủ tướng cũng giao Bộ GTVT khẩn trương quyết toán các dự án BOT để xem xét mức thu phí phù hợp, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng; đồng thời cương quyết xử lý nghiêm các đối tượng, cá nhân phá hoại chính sách xã hội đầu tư trong lĩnh vực này.