Đồng bằng sông Cửu Long - Vùng kinh tế trọng điểm

CIRAD, cơ quan nghiên cứu nông nghiệp lớn nhất của nước Pháp cùng với tổ chức INRA (Viện Nông nghiệp quốc gia Pháp) đã góp phần đưa nước Pháp trở thành quốc gia có sản xuất nông nghiệp thuộc hàng bậc nhất ở châu Âu. Họ có một so sánh rất thú vị, nếu như nông sản của nước Pháp có khả năng phục vụ 450 triệu người tiêu dùng ở châu Âu mỗi năm thì riêng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) của Việt Nam bao gồm lúa gạo, cây ăn quả nhiệt đới, rừng ngập mặn, thủy sản có thể phục vụ 900 triệu người tiêu dùng ở vùng Đông Nam Á, tức gấp đôi Pháp.

CIRAD, cơ quan nghiên cứu nông nghiệp lớn nhất của nước Pháp cùng với tổ chức INRA (Viện Nông nghiệp quốc gia Pháp) đã góp phần đưa nước Pháp trở thành quốc gia có sản xuất nông nghiệp thuộc hàng bậc nhất ở châu Âu. Họ có một so sánh rất thú vị, nếu như nông sản của nước Pháp có khả năng phục vụ 450 triệu người tiêu dùng ở châu Âu mỗi năm thì riêng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) của Việt Nam bao gồm lúa gạo, cây ăn quả nhiệt đới, rừng ngập mặn, thủy sản có thể phục vụ 900 triệu người tiêu dùng ở vùng Đông Nam Á, tức gấp đôi Pháp.

Thật vậy, ĐBSCL dù chỉ có 12% diện tích đất tự nhiên, nhưng lại chiếm 32% diện tích đất nông nghiệp cả nước, là châu thổ lớn và phì nhiêu nhất ở khu vực Đông Nam Á. Đây là vùng trọng điểm sản xuất cây lương thực, thực phẩm, trái cây nhiệt đới và nuôi trồng thủy sản lớn nhất. Chính sản xuất lúa gạo và nuôi trồng thủy sản phát triển rất đáng kể ở khu vực này, góp phần quan trọng vào mục tiêu an toàn lương thực và xuất khẩu của cả nước.

Từ cách tính toán của bạn, chúng ta cần nhìn lại bài toán đầu tư cho ĐBSCL. Nên chăng ĐBSCL cần được xem là vùng kinh tế trọng điểm, có những đầu tư phù hợp, đúng mức hơn nhằm phát huy lợi thế so sánh không phải nơi nào cũng có được. Đồng thời tổ chức lại sản xuất phù hợp, cho phép tập trung ruộng đất theo hướng sản xuất công nghiệp, quy mô lớn đáp ứng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước trên thế mạnh lúa, thủy sản, cây ăn trái nhiệt đới; trong đó, công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ cho nông nghiệp một cách tương xứng như mô hình Hà Lan trên thế mạnh rau, hoa. Nếu làm được điều đó hiệu quả kinh tế của nông sản sẽ không ngừng gia tăng bằng chiến lược nông sản giá trị gia tăng thông qua công nghệ chế biến. Công nghiệp và dịch vụ nên xem nông thôn là địa bàn ưu tiên. Quản lý diện tích đất trồng lúa ở quy mô nhất định để đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực. Có chính sách hỗ trợ nông dân vùng trồng lúa ít bị thiệt thòi hơn khi đảm đương nhiệm vụ này. Nếu không phát triển nhanh để hỗ trợ tích cực cho nông nghiệp, nông thôn, ĐBSCL rất khó có thể phát huy tiềm năng lợi thế của một châu thổ phì nhiêu vào loại bậc nhất này của Đông Nam Á.

CÔNG PHIÊN

Tin cùng chuyên mục