“Dòng chảy phương Nam” của Nga được đón nhận

Theo AP, nhiều nước ở châu Âu đã làm phá sản áp lực của EU về kinh tế và ngoại giao với Nga qua vấn đề Ukraine khi cùng Nga xây dựng đường ống dẫn dầu và khí đốt “Dòng chảy phương Nam”. Khí đốt tự nhiên của Nga chiếm khoảng 1/3 nhu cầu của EU. Đường ống “Dòng chảy phương Nam” có thể làm tăng nguồn cung cấp khí đốt của Nga sang châu Âu 25%.
“Dòng chảy phương Nam” của Nga được đón nhận

Theo AP, nhiều nước ở châu Âu đã làm phá sản áp lực của EU về kinh tế và ngoại giao với Nga qua vấn đề Ukraine khi cùng Nga xây dựng đường ống dẫn dầu và khí đốt “Dòng chảy phương Nam”. Khí đốt tự nhiên của Nga chiếm khoảng 1/3 nhu cầu của EU. Đường ống “Dòng chảy phương Nam” có thể làm tăng nguồn cung cấp khí đốt của Nga sang châu Âu 25%.

“Dòng chảy phương Nam” gồm hai nhánh, nhánh thứ nhất sẽ đi qua Bulgaria, Serbia, Hungary, Slovenia, Áo và Italia; nhánh thứ hai đi qua Croatia, Macedonia, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.

Ký kết xây dựng đường ống “Dòng chảy phương Nam” giữa tập đoàn OMV của Áo và Gazprom của Nga

Ký kết xây dựng đường ống “Dòng chảy phương Nam” giữa tập đoàn OMV của Áo và Gazprom của Nga

Ủy ban châu Âu, cơ quan hành pháp của EU, đã ra lệnh tạm ngừng hợp tác với Nga xây dựng đường ống này vì Nga là chủ sở hữu đường ống dẫn và cung cấp khí đốt sau cuộc khủng hoảng Ukraine. Người phát ngôn Sabine Berger của Văn phòng Ủy viên Năng lượng EU cho rằng “những diễn biến ở Ukraine và Nga đã chứng minh rằng ưu tiên của EU là phải đa dạng hóa các nguồn năng lượng của mình”.

Tuy nhiên, Áo, Hungary, hai thành viên EU và Serbia nước ứng cử viên EU cho biết họ sẽ xây dựng các phần của dự án và những người khác có thể làm theo bất chấp sự không hài lòng của EU và Mỹ. Washington hồi tháng trước từng kêu gọi Áo “xem xét cẩn thận” việc hợp tác với Nga xây dựng “Dòng chảy phương Nam”. Ngoài ra, Slovenia thành viên khác của EU cũng đang xem xét tham gia “Dòng chảy phương Nam”.

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov thách thức lệnh cấm của EU với Nga, xem điều đó “không phù hợp với các chuẩn mực của luật pháp quốc tế”.

Vấn đề chính là EU hiện chưa thể dựa vào các nguồn năng lượng khác ngoài Nga, trong đó năng lượng tái tạo chưa đáp ứng nhu cầu vì vậy trước mắt, dù muốn hay không, các thành viên EU không còn chọn lựa nào khác.

THỤY VŨ

Tin cùng chuyên mục