Cụ thể, máy bay không người lái được triển khai ở cánh đồng lúa Bàu Kiên, ấp 8, xã Thanh Sơn trong chương trình liên kết sản xuất nông nghiệp của huyện, có thể phun trên diện tích rộng và những địa hình phức tạp trong phạm vi điều khiển 7.000m, đạt độ chính xác cao. Hiện mỗi hecta lúa, khi sử dụng máy bay phun thuốc, nông dân trả chi phí 300.000 đồng, tương đương thuê nhân công phun truyền thống bằng bình nhưng có lợi nhiều như thuốc phun đều, sử dụng ít nước, tiết kiệm thuốc, bảo vệ sức khoẻ nông dân và môi trường...

Cũng theo ông Tú, nếu mô hình này thành công thì sẽ được nhân rộng trên toàn huyện, từ đó thay đổi tư duy sản xuất, giảm chi phí, giải phóng sức lao động, thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Được biết, thời gian qua, các địa phương trong tỉnh Đồng Nai luôn khuyến khích nông dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nhằm đẩy mạnh ứng dụng các kỹ thuật canh tác tiến bộ để giảm chi phí, hạ giá thành và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm tiêu thụ trên thị trường; mô hình đem máy bay không người lái vào sản xuất lúa chất lượng cao ở huyện Định Quán nằm trong kế hoạch trên.
Các tin, bài viết khác
-
Tập trung thực hiện hiệu quả liên kết du lịch giữa TPHCM và ĐBSCL
-
Kỳ vọng vào Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL
-
Đồng Tháp: Khai mạc triển lãm sản phẩm OCOP, văn hóa - du lịch
-
Giới thiệu ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp
-
Bạc Liêu: Phấn đấu đến năm 2025 xuất khẩu tôm đạt 1,3 tỷ USD
-
Đồng Tháp: Thành lập Hội ngành hàng sen
-
Trồng lúa hữu cơ mở ra hướng canh tác bền vững cho nông dân Quảng Trị
-
Liên kết nâng giá trị nông sản
-
An Giang: di dời bè nuôi cá để giảm tình trạng chết tràn lan
-
IFC đầu tư 52 triệu USD sản xuất đàn heo gần 1 triệu con mỗi năm tại Việt Nam