Đồng Tháp: Phát huy tối đa tiềm lực từ việc tiếp vốn cho DN vừa và nhỏ

Với một tỉnh xưa nay vẫn dựa phần lớn vào nông nghiệp như Đồng Tháp, 24.000 tỷ đồng được cam kết đầu tư tại Hội nghị Xúc tiến Đầu tư Đồng Tháp vừa mới được tổ chức ngày 19-12 vừa qua có lẽ đã là một con số kỷ lục của địa phương về thu hút đầu tư.
Tăng đầu tư từ bên ngoài
Thành công trong việc thu hút đầu tư tại sự kiện vừa qua của Đồng Tháp là kết quả của cả một quá trình cải cách môi trường kinh doanh. Ngay cả Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, khi tham dự hội nghị xúc tiến đầu tư, cũng đã đánh giá Đồng Tháp là một “ngôi sao sáng” trong tiến trình cải thiện môi trường kinh doanh của cả nước.
Người đứng đầu Chính phủ cũng hi vọng dòng vốn đầu tư từ bên ngoài đổ vào Đồng Tháp sẽ tạo ra được những liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp địa phương và các nhà đầu tư đến từ bên ngoài.
Thủ tướng nhấn mạnh, nếu chỉ chú trọng kêu gọi đầu tư từ bên ngoài mà bỏ qua sự phát triển của các doanh nghiệp địa phương sẽ tạo ra sự phát triển không cân bằng. Hay nói một cách khác, nếu như dòng vốn đầu tư bên ngoài được coi là động lực thúc đẩy tăng trưởng của một tỉnh, thì sự phát triển của các doanh nghiệp, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ trên địa bàn chính là xương sống đảm bảo sự phát triển bền vững của địa phương đó và cũng là sự hỗ trợ hiệu quả cho các dự án đầu tư lớn khi tạo ra chuỗi liên kết.
Ông Trương Hòa Châu, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Tháp, cho biết doanh nghiệp vừa và nhỏ là một trong những nhân tố vô cùng quan trọng, đã và đang góp phần tạo ra động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Những người đứng đầu tỉnh Đồng Tháp đã đã đặt mục tiêu mỗi năm có 320-350 doanh nghiệp thành lập mới, tạo thêm 30.000-40.000 việc làm trên địa bàn.
Giải bài toán vốn từ bên trong
Ban lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp cho rằng ngoài việc tạo môi trường thông thoáng về thủ tục hành chính, để tăng số doanh nghiệp mới được thành lập thì cần thêm những yếu tố hỗ trợ khác nữa để các doanh nghiệp vừa và nhỏ tồn tại được và tham gia vào chuỗi liên kết với các nhà đầu tư từ bên ngoài.
Ông Nguyễn Văn Nữa, Giám đốc Công ty Thực phẩm Sạch Bảy Nữa, chia sẻ, tình trạng khan vốn kinh doanh là căn bênh nan y của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Đồng Tháp. Các doanh nghiệp nhỏ vốn đã yếu về tiềm lực tài chính nhưng cũng gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận nguồn tín dụng của các ngân hàng do không có tài sản thế chấp.
Để giải được bài toán về vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, cách duy nhất là phải có sự tham gia của các ngân hàng thương mại.
Đồng Tháp: Phát huy tối đa tiềm lực từ việc tiếp vốn cho DN vừa và nhỏ ảnh 1 Ông Fung Kai Jin, Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc khối Doanh nghiệp SMEs VPBank trả lời báo chí 
Ông Fung Kai Jin, Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Khối Doanh nghiệp vừa và nhỏ Ngân hàng VPBank, nhận định, khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Đồng Tháp nói riêng tập trung đông đảo doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông, thủy sản.
“Đây là cộng đồng doanh nghiệp rất năng động, nắm bắt thị trường linh hoạt, nhưng họ cũng đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn ngân hàng,” ông Fung nói và bày tỏ cam kết VPBank sẽ tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Đồng Tháp tiếp cận với các khoản vay của ngân hàng. Ngay tại hội nghị xúc tiến đầu tư, VPBank chính là ngân hàng thương mại cổ phần duy nhất tham dự và trao thỏa thuận cho vay vốn cho 10 doanh nghiệp vừa và nhỏ củaĐồng Tháp.
Thực tế, cũng có khá nhiều ngân hàng cùng hoạt động tại Đồng Tháp, nhưng như ông Huỳnh Văn Út, Giám đốc Công ty Gạch Công nghệ Cao Huỳnh Gia chia sẻ thì tiêu chí nhiều ngân hàng đưa ra để doanh nghiệp tiếp cận các sản phẩm cho vay là khá khắt khe. Đặc thù các doanh nghiệp tại đây đòi hỏi các ngân hàng phải có những sản phẩm cải tiến, phù hợp hơn với điều kiện của các doanh nghiệp tại địa phương. Ở khía cạnh này, VPBank dường như đang là một trong những ngân hàng tiên phong và có lợi thế hơn với kinh nghiệm nghiên cứu và triển khai sản phẩm cho vay tín chấp trong suốt gần 5 năm qua, có thể đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Hiện tại VPBank đang nắm thế mạnh về sản phẩm cho vay tín chấp dành cho doanh nghiệp SME. Đây được xem như cánh cửa giúp nhiều doanh nghiệp giải phóng bế tắc về vốn với các ưu điểm như đa dạng hạn mức, linh hoạt phương thức, thủ tục đơn giản, dễ áp dụng và thời gian phê duyệt nhanh. Sản phẩm không chỉ phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ mà còn phục vụ cho cả đối tượng doanh nghiệp mới, có thời gian hoạt động từ 6 tháng.  
Bên cạnh sản phẩm vay tín chấp, VPBank còn có thẻ tín dụng VPBiz, được coi như giải pháp quản lý dòng tiền ra-vào ưu việt nhất dành cho DN vừa và nhỏ, với hạn mức thẻ lên tới 2 tỷ đồng và  các khoản giao dịch được miễn lãi  tới 45 ngày. Ngoài ra, sử dụng thẻ đồng nghĩa với việc DN có thể tận dụng các chương trình ưu đãi, các dịch vụ hậu mãi ưu việt hơn so với dùng tiền mặt để mua hàng và thanh toán các chi phí thường xuyên. 

Tin cùng chuyên mục