Cụ thể là thực hiện các biện pháp đôn đốc, cưỡng chế và công khai trên truyền thông các doanh nghiệp dây dưa nợ thuế để thu hồi tiền thuế nợ vào ngân sách, đảm bảo đến cuối năm tỷ lệ nợ đọng thuế trên địa bàn mỗi địa phương phải giảm xuống dưới mức 5% so với thực thu vào ngân sách nhà nước năm 2019.
Như vậy, một số đơn vị phải thu hồi nợ đọng với số tiền lớn như Cục Thuế Hà Nội với số thuế có khả năng thu khoảng 3.700 tỷ đồng, Cục Thuế TPHCM là 4.375 tỷ đồng, Cục Thuế Thái Bình khoảng 1.310 tỷ đồng, Cục Thuế Đà Nẵng 745 tỷ đồng, Cục Thuế Bình Dương 660 tỷ đồng, Cục Thuế Lào Cai 576 tỷ đồng…
Đồng thời không để nợ mới phát sinh, từng cán bộ thuế phải theo dõi đôn đốc thu sát tình hình kê khai của người nộp thuế; rà soát, cảnh báo người nộp thuế kê khai không đúng, chưa đủ; điều chỉnh kịp thời các trường hợp người nộp thuế kê khai sai, nộp không đúng, không để xảy ra trường hợp đã hoàn thành dự toán thu mà không đôn đốc thu kịp thời số phát sinh, không để tăng nợ đến 90 ngày trong những tháng cuối năm 2019.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Long An - “Địa chỉ đỏ” thu hút đầu tư
-
Giải ngân vốn FDI cao kỷ lục
-
Ngành hải quan thu thuế vượt 12% chỉ tiêu
-
Những thương vụ M&A lớn nhất năm 2019
-
TPHCM: Doanh nghiệp bất động sản có số nợ thuế cao nhất
-
Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tra cứu dịch vụ pháp lý trên mạng
-
Vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới đạt 1,7 triệu tỷ đồng
-
Khởi đầu nền kinh tế tuần hoàn
-
Biểu quyết nhà chung cư tính trên m2
-
Hà Nội: Đề nghị công an điều tra các công ty nợ BHXH kéo dài