Giảm đoạn chi cho bệnh nhân đái tháo đường

Tại Hội nghị nội tiết và đái tháo đường toàn quốc lần thứ 6 vừa diễn ra tại Huế, GS-TS Arístides García Herrera (Đại học Matanzas, Cuba) đã báo cáo một giải pháp mới nhằm bảo tồn bàn chân, giảm đoạn chi cho những bệnh nhân loét bàn chân nặng do đái tháo đường. Các kết quả nghiên cứu quốc tế cho thấy tỷ lệ thành công của giải pháp này rất cao: đạt 98% sau 8 tuần điều trị.

Tại Hội nghị nội tiết và đái tháo đường toàn quốc lần thứ 6 vừa diễn ra tại Huế, GS-TS Arístides García Herrera (Đại học Matanzas, Cuba) đã báo cáo một giải pháp mới nhằm bảo tồn bàn chân, giảm đoạn chi cho những bệnh nhân loét bàn chân nặng do đái tháo đường. Các kết quả nghiên cứu quốc tế cho thấy tỷ lệ thành công của giải pháp này rất cao: đạt 98% sau 8 tuần điều trị.

Vết loét bàn chân do đái tháo đường rất khó liền vì tắc mạch, không cung cấp đủ máu, oxy, chất dinh dưỡng đến vết loét. Ngoài ra các tế bào bạch cầu cũng bị suy giảm chức năng nên vi khuẩn và các tế bào chết không được dọn dẹp, sẽ làm giảm hiệu quả của các phản ứng chống nhiễm trùng. Các tổn thương thần kinh trong bệnh đái tháo đường cũng làm cho vết loét lâu lành.

Giải pháp mới chính là yếu tố phát triển biểu bì tái tổ hợp người được dùng đường tiêm bên trong và ngoại vi vết loét, được nghiên cứu tại Trung tâm Công nghệ di truyền và sinh học Cuba.

Yếu tố phát triển biểu bì tái tổ hợp người là một proteine tái tổ hợp được đông khô và giữ lạnh, giúp thúc đẩy mô hạt và liền vết thương đối với các vết loét phức tạp, khó lành, góp phần bảo tồn chi và ngăn ngừa việc đoạn chi ở người bệnh. Yếu tố biểu bì tái tổ hợp người được chỉ định cho các vết loét sâu, phức tạp và khó lành phân độ 3, 4, 5 theo Wagner và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành từ ngày 22-3-2012.

Theo GS William Marston (Đại học Y khoa Bắc Carolina, Mỹ): “Với yếu tố phát triển biểu bì tái tổ hợp người, các bác sĩ đã có một giải pháp mới cho các bệnh nhân loét chân do đái tháo đường có tắc mạch mà không phẫu thuật hoặc can thiệp mạch máu được”.

Yếu tố phát triển biểu bì tái tổ hợp người được tiêm vào các bờ và đáy của vết loét bàn chân do đái tháo đường. Thuốc có tác dụng kích thích tái tạo mô hạt, tăng tái tưới máu tại vết thương một cách liên tục và ổn định. Thuốc làm giảm đoạn chi, giảm số lần cắt lọc và can thiệp ngoại khoa và rút ngắn thời gian liền vết thương. Giải pháp này cần phối hợp với các phương pháp chăm sóc thường quy cho loét bàn chân đái tháo đường.

Th.S-BS NGUYỄN TRẦN KIÊN
Trưởng khoa Chăm sóc bàn chân Bệnh viện Nội tiết Trung ương

Tại Việt Nam, giải pháp này được chứng minh có hiệu quả tốt và an toàn qua thử nghiệm lâm sàng của Bộ Y tế trên 33 bệnh nhân tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương và Bệnh viện Chợ Rẫy. Để được tư vấn, chữa trị  theo giải pháp mới, bệnh nhân có thể liên hệ các cơ sở y tế trên hoặc gọi điện thoại tư vấn: (08)39254991, (08)39254992, (04)35690411.
 

Tin cùng chuyên mục