![]() |
Giáo viên tiểu học đang bị sức ép quá tải từ thực tế công việc. Ảnh: M.H. |
- “Ngụp đầu trong công việc”
Theo Bộ GD-ĐT, 3 năm triển khai đại trà chương trình tiểu học mới đã thể hiện sự đổi mới toàn diện, không chỉ ở nội dung, chương trình sách giáo khoa mà còn thay đổi cả phương pháp giảng dạy, phát huy tính chủ động, sáng tạo của thầy và trò. Mừng. Nhưng để được như vậy, người thầy cũng gặp không ít khó khăn.
Nhiều GV tiểu học bức xúc: “Dạy chương trình mới quá vất vả, nhiều người bị… sụt cân thê thảm”. Cô Tố Trinh (Trường TH Tô Vĩnh Diện, Bình Thạnh) kể: “Khi mới về trường cách đây 4 năm tôi cân nặng 48,5kg, giờ chỉ còn hơn 40kg. Nhiều người quen gặp tôi nhìn không ra…”.
Theo lý giải của Ban giám hiệu các trường, để thích ứng với chương trình và phương pháp mới, GV phải đầu tư nhiều thời gian, công sức. Sự vất vả của GV tập trung nhiều nhất ở khâu làm học cụ, trong khi GV chỉ được tập huấn rất sơ sài. Cô N, giáo viên Trường TH Nguyễn Thái Sơn, ví dụ: Ở tiết học luyện từ và câu, GV không chỉ cắt dán các chữ cái ghép lại thành từ, thành câu mà phải tìm tòi, sáng tạo ra những trò chơi để tạo hứng thú cho các em. Học cụ đơn giản nhưng phải thức đến 1 - 2 giờ sáng làm mới xong, đối với những học cụ phức tạp thì phải mất mấy ngày…
Bộ GD-ĐT khuyến khích GV tự làm học cụ, ngặt nỗi đâu phải GV nào cũng khéo tay. Có trường hợp GV treo tranh con hổ, trò ở dưới cứ khăng khăng đó là con mèo, khiến cô giáo dở khóc dở cười.
Không chỉ vậy, GV còn phải “ngụp lặn” trong việc chấm bài cho HS. Hầu hết GV tiểu học phải dạy 9 môn. Trung bình một GV mỗi ngày chấm trên 100 cuốn tập, đến nỗi có cô đến tận 2 giờ chiều mới về đến nhà. “Đó là quy định!”, bởi lẽ “nếu HS làm xong bài tập mà GV không chấm điểm, khi về nhà phụ huynh mở tập con ra không thấy điểm số, PH sẽ thắc mắc…”. Ban giám hiệu Trường TH Tô Vĩnh Diện (Bình Thạnh) đưa dẫn chứng thực tế ở trường: “Giờ giải lao, nhiều GV không nghỉ, thậm chí buổi trưa cũng không về, tranh thủ ở lại chấm bài…”. Một GV than thở: “Chồng không thông cảm, cứ than phiền tôi xao lãng bổn phận gia đình…”.
- Làm sao hết cảnh “trăm dâu đổ đầu tằm”…
Rõ ràng, GV tiểu học đang bị sức ép quá lớn từ thực tế công việc. Chưa kể, nếu các trường phổ thông tiến tới dạy 2 buổi/ ngày – trong khi quy định về số lượng GV/lớp vẫn là quy định cũ của lớp 1 buổi (số lượng giáo viên ở trường tiểu học là 1,15 GV/lớp) – sẽ dẫn đến tình trạng GV phải dạy tăng tiết, quá tải! Bên cạnh đó “100% GV TH đạt trình độ cao đẳng vào năm 2005, chuẩn hóa Anh văn, tin học cho đội ngũ GV” là những mục tiêu của ngành GD-ĐT sẽ mặc nhiên tăng tải cho GV.
Người thầy là lực lượng quyết định chất lượng giáo dục. Sự quá tải, căng thẳng… khiến người thầy khó phát huy hết khả năng và tâm huyết của mình, như lời của một lãnh đạo Phòng GD-ĐT quận 6 đã nghỉ hưu, tâm sự: “GV hiện nay trở thành “cái máy” truyền đạt kiến thức theo SGK để tránh bị ban giám hiệu, phòng GD-ĐT kiểm tra, phê phán…”.
Làm sao cởi bỏ gánh nặng cho người thầy? Không quá khó, như lời bộc bạch của nhiều GV tiểu học: “Chỉ cần lãnh đạo các trường, Phòng GD-ĐT chịu lắng nghe và thấu hiểu”. Đó là tăng cường các thiết bị dạy học, phương tiện kỹ thuật trong giảng dạy, tạo điều kiện về vật chất và thời gian cho GV nâng cao trình độ.
Song song, cần có chính sách và cơ chế tạo ra động lực bên trong người thầy; chế độ đãi ngộ khuyến khích GV phấn đấu theo chuẩn GV, nâng cao năng lực sư phạm, nâng cao chất lượng dạy học. Bởi hiện nay, hơn 70% trường TH học 2 buổi/ngày nhưng chế độ lương buổi thứ 2 chưa động viên được người thầy. “Lớp có 40 HS thì một tháng thu nhập cũng chỉ được hơn vài trăm ngàn nhưng công sức bỏ ra lại quá nhiều”
DOANH DOANH
Các tin, bài viết khác
-
Tăng cường quản lý cơ sở giáo dục ngoài công lập
-
TPHCM: Tuyển bổ sung học sinh lớp 10 chương trình tích hợp năm học 2020-2021
-
Báo động tình trạng bạo lực giới trong trường học
-
Hợp tác toàn diện nhóm 7 trường đại học kỹ thuật hàng đầu Việt Nam
-
Tăng cường biện pháp quản lý nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập
-
TPHCM: Hiệu trưởng chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động ngoài giờ chính khóa cho học sinh
-
Hướng mở cho giáo dục nghề nghiệp
-
Bộ GD-ĐT yêu cầu chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ cán bộ, nhà giáo
-
Sẻ chia cùng sinh viên nghèo
-
Sáng kiến bảo vệ hành tinh xanh