Hai mặt của du lịch y tế

Du lịch y tế ở châu Á đang ở thời kỳ bùng nổ. Không chỉ người dân từ những nước châu Á mà còn từ những nước phương Tây đang bị hút vào các thành phố và trung tâm y tế nổi tiếng ở Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ, Singapore, Hàn Quốc… Hình thức du lịch này nói chung là để chữa bệnh rẻ tiền hơn, bao gồm cả nha khoa và phẫu thuật thẩm mỹ.

Du lịch y tế ở châu Á đang ở thời kỳ bùng nổ. Không chỉ người dân từ những nước châu Á mà còn từ những nước phương Tây đang bị hút vào các thành phố và trung tâm y tế nổi tiếng ở Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ, Singapore, Hàn Quốc… Hình thức du lịch này nói chung là để chữa bệnh rẻ tiền hơn, bao gồm cả nha khoa và phẫu thuật thẩm mỹ.

Dịch vụ, tiêu chuẩn giống nhau, nhưng giá cả ở đây chỉ bằng một nửa ở Sydney của Australia. Giá cả rẻ hơn rất nhiều so với châu Âu, Mỹ nên người ta đổ đến đây cũng không phải là chuyện lạ. Tại các trung tâm y tế này, kỹ thuật phẫu thuật và kiến thức chữa bệnh an toàn, hiện đại đã lan rộng cùng với lượng bác sĩ với nhiều kinh nghiệm đến từ nước ngoài. Các trung tâm y tế ở châu Á hiện nay gần như đã quốc tế hóa các kỹ thuật chữa bệnh trước đây và chỉ giới hạn ở các nước phương Tây. Du lịch y tế phát triển khắp châu Á với các chiến lược chăm sóc khách hàng bằng chuyên môn y khoa cao cấp và các cơ sở y tế giống như khách sạn 5 sao.

Nhiều nước châu Á còn tìm cách phát triển ngành du lịch y tế đã chọn liên minh đối tác với các cơ sở đa quốc gia lớn hơn. Sự phát triển này, với chiến lược quốc tế hóa dịch vụ chăm sóc sức khỏe tư nhân nhắm đến các bệnh nhân đi du lịch, đã được nhiều nước đẩy mạnh. Chính phủ nhiều nước đã thấy được nhiều lợi ích do ngành du lịch y tế mang lại. Trước tiên là lợi ích tài chính đến từ các dịch vụ y tế và chi tiêu của du khách. Kế đến, du lịch y tế phát triển cũng giúp thu hút nguồn nhân viên y tế đã di cư, đảo ngược nạn chảy máu chất xám. Tác động lan tỏa tích cực từ ngành này còn bao gồm việc mở rộng cơ sở hạ tầng ngành y tế, cũng như đường xá và viễn thông…

Tuy nhiên, trong khi một số bằng chứng cho thấy du lịch y tế đã có những đóng góp khích lệ cho GDP quốc gia, thì rủi ro từ sự bùng nổ loại hình du lịch này cũng được cảnh báo. Sự tham gia của các tập đoàn y tế xuyên quốc gia có thể dẫn đến kết quả là lợi nhuận từ ngành công nghiệp du lịch và các hoạt động phụ thuộc bị chuyển ra nước ngoài. Theo EastAsiaForum, nguồn nhân lực nhà nước bị di chuyển sang khu vực tư nhân. Các chuyên gia trong các bệnh viện nhà nước bị thu hút ra lĩnh vực tư nhân bởi lương cao và cơ hội làm việc tiện nghi hơn.

Bên cạnh đó, sự đầu tư vào các trung tâm y tế được tập trung theo hướng chăm sóc người nước ngoài hơn là đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa tại các trung tâm y tế chính ở nông thôn. Tại nhiều nước, các bệnh nhân quốc tế bị cáo buộc đang sử dụng công suất dự phòng hoặc cạnh tranh với các bệnh nhân trong nước để được chăm sóc sức khỏe. Du lịch y tế chắc chắn có khả năng ảnh hưởng đến việc phân phối nguồn lực chăm sóc sức khỏe cho dân nghèo địa phương.

Hiện nay, trong lĩnh vực nghiên cứu và phân tích chính sách, thiếu sự đánh giá mức độ của chính sách ngành du lịch y tế và tác động của nó. Các sáng kiến cho ngành du lịch y tế được đưa ra như nền tảng chính sách quốc gia với nhiều ồn ào nhưng hầu như thiếu hẳn các khâu kiểm tra độc lập các ưu và khuyết điểm của ngành du lịch y tế do chính phủ tài trợ và tiến hành.

HẠNH CHI

Tin cùng chuyên mục