Hạn chế “bà hỏa” viếng chợ

Các vụ cháy chợ “kinh điển” như chợ Lớn (Bình Định), chợ Quảng Ngãi và gần đây là Trung tâm Thương mại Hải Dương đều gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng, khiến bao gia đình lâm vào cảnh khốn khó. Ấy vậy nhưng tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại -  những nơi vốn tập trung đông người và tập kết nhiều tài sản của tiểu thương, những yêu cầu nhằm đảm bảo an toàn về PCCC lại chưa thực sự được quan tâm đúng mức.

Các vụ cháy chợ “kinh điển” như chợ Lớn (Bình Định), chợ Quảng Ngãi và gần đây là Trung tâm Thương mại Hải Dương đều gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng, khiến bao gia đình lâm vào cảnh khốn khó. Ấy vậy nhưng tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại -  những nơi vốn tập trung đông người và tập kết nhiều tài sản của tiểu thương, những yêu cầu nhằm đảm bảo an toàn về PCCC lại chưa thực sự được quan tâm đúng mức.

Để hạn chế “bà hỏa” viếng thăm, các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại cần thực hiện nghiêm các quy định về an toàn PCCC trong quá trình hoạt động. Trong đó, quản lý chặt chẽ các loại hàng hóa dễ cháy nổ, các dạng nguồn lửa, nguồn nhiệt, các thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt. Các tiểu thương và nhân viên kinh doanh không tàng trữ, kinh doanh trái phép các mặt hàng, các chất nguy hiểm về cháy, nổ (xăng, dầu, gas, hóa chất dễ cháy nổ…); không sử dụng lửa trần như đun nấu, đốt nhang, đèn cầy, đèn dầu, hút thuốc, đốt vàng mã… trong khu vực kinh doanh. Đặc biệt, hệ thống điện trong các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại phải được tách riêng thành 3 hệ thống riêng biệt: điện kinh doanh, điện chiếu sáng, bảo vệ và hệ thống điện PCCC (chỉ phục vụ riêng cho PCCC). Khi hết giờ hoạt động phải ngắt nguồn điện của hệ thống điện kinh doanh từ tủ điện chính. Khi ra khỏi sạp phải ngắt aptomat đảm bảo an toàn. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, bảo dưỡng kỹ thuật đối với hệ thống điện. Khi phát hiện có dấu hiệu hư hỏng, như dây dẫn điện bị lão hóa, đổi màu, bong tróc, đứt gãy; các ổ cắm, mối nối, các điểm tiếp xúc, công tắc điện bị ô xy hóa, gỉ sét phải khẩn trương khắc phục, thay thế để đảm bảo an toàn.

Để tạo khoảng trống an toàn, hạn chế tốc độ cháy lan, việc sắp xếp, trưng bày hàng hóa cần phải khoa học, đảm bảo khoảng cách an toàn (tối thiểu 0,5m) đối với các thiết bị, dụng cụ sử dụng điện. Lưu ý, việc sắp xếp hàng hóa phải tính đến trường hợp các chồng, đống hàng hóa khi đổ không đè lên các thiết bị điện hoặc đường dây dẫn điện. Hai dãy quầy, gian hàng cần cách nhau 1,2 - 1,8 m. Trong các kho chứa hàng phải sắp xếp hàng hóa ngăn nắp, đảm bảo khoảng cách an toàn; hệ thống điện trong kho phải kín, đường dây dẫn điện phải đi trong ống bảo vệ cách điện; tủ điện, bảng điện phải được lắp đặt mặt ngoài tường kho bằng vật liệu không cháy. Tại khu vực giữ ô tô và xe gắn máy cần sắp thành các hàng, dãy đảm bảo thông thoáng. Không sắp xếp xe gần các tủ điện, thiết bị điện.

THẾ HIẾU
Sở Cảnh sát PCCC TPHCM

Tin cùng chuyên mục