Theo đó, Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế và các đơn vị thuộc Bộ Y tế, cùng Sở Y tế các địa phương hạn chế sử dụng túi, chai, cốc, bát, đĩa, ống hút và các vật dụng khác làm từ nhựa dùng một lần hoặc nilon khó phân hủy cho mục đích ăn, uống của người bệnh, người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế tại các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, đào tạo, tập huấn của đơn vị… thay thế bằng các vật dụng làm từ vật liệu thân thiện với môi trường hoặc có thể tái sử dụng.
Bộ Y tế đề nghị đưa tiêu chí giảm thiểu chất thải nhựa vào nội quy, quy chế hoạt động nội bộ của đơn vị. Đồng thời thực hiện phân loại triệt để chất thải nhựa, ni lông khó phân hủy để thu gom, tái chế đúng quy định. Tổ chức quán triệt, phổ biến, hướng dẫn, tập huấn, truyền thông, vận động cán bộ, nhân viên y tế, các đơn vị cung cấp dịch vụ, người bệnh, người nhà người bệnh, người sử dụng dịch vụ y tế và cộng đồng về giảm thiểu chất thải nhựa tại đơn vị.
Các đơn vị nghiên cứu, đề xuất và áp dụng các giải pháp hiệu quả để giảm thiểu chất thải nhựa trong hoạt động y tế để bảo đảm an toàn cho người bệnh, cộng đồng và môi trường. Đối với các đơn vị khám chữa bệnh tăng cường sử dụng thuốc bằng đường uống, sử dụng các vật dụng, vật tư, thiết bị y tế, bào bì, dụng cụ gói, chứa, đựng thuốc, hóa chất làm từ vật liệu thân thiện với môi trường hoặc có thể tái sử dụng trong quá trình khám, chẩn đoán, điều trị, trong hoạt động nghiên cứu, kiểm nghiệm, kiểm định và các hoạt động chuyên môn y tế nhằm giảm phát sinh chất thải nhựa.

Theo Bộ Y tế, trong lĩnh vực y tế, chất thải nhựa được phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm: chất thải nhựa phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt thường ngày của nhân viên y tế, người bệnh, người nhà người bệnh, người sử dụng dịch vụ y tế; từ các hoạt động chuyên môn y tế như: bao bì, dụng cụ bao gói, chứa, đựng thuốc, hóa chất, trang thiết bị, vật tư, vật liệu, đồ dùng trong y tế; từ hoạt động nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc, hóa chất…
Những vật liệu nhựa dùng trong các hoạt động này có thể thay thế bằng các chất liệu an toàn, thân thiện hơn đối với môi trường nếu có sự quyết tâm, chung tay của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành y tế cũng như người dân.
Các tin, bài viết khác
-
Gia tăng tỷ lệ đăng ký khám chữa bệnh bằng căn cước công dân gắn chíp
-
Ngày 11-8, cả nước có 2.367 ca mắc Covid-19, cao nhất hơn 3 tháng qua
-
Công ty Cổ phần Pasteur Việt Nam bị phạt 110 triệu đồng và tước giấy phép hoạt động
-
Hơn 140 cán bộ, nhân viên y tế Bệnh viện Nguyễn Tri Phương tham gia hiến máu cứu người
-
Việt Nam ráo riết chuẩn bị vaccine, thuốc điều trị đậu mùa khỉ
-
TPHCM: Thêm 1 ca tử vong do sốt xuất huyết
-
Nhiều dịch bệnh gia tăng: Người dân còn chủ quan, lơ là
-
Ngày 10-8, thêm 1 ca tử vong do Covid-19, ca mắc mới giảm
-
Loãng xương - bệnh lý thầm lặng nhưng có khả năng gây tàn phế, tử vong
-
Cứu sống kịp thời cụ bà 72 tuổi bị ong đốt, suýt mất mạng