Hàn Quốc, Indonesia cứng rắn với tàu cá Trung Quốc

Truyền hình KBS của Hàn Quốc ngày 20-6 cho biết cảnh sát biển Hàn Quốc đã bắt giữ một tàu đánh cá Trung Quốc hoạt động trái phép trong vùng biển gần biên giới Triều Tiên. Hàn Quốc và Indonesia trong thời gian gần đây liên tục có những hành động cứng rắn với tàu cá Trung Quốc xâm phạm vùng biển các nước này. Nhiều nước trong khu vực lo ngại tàu cá Trung Quốc đang được quân sự hóa để sẵn sàng tấn công các tàu nước khác.
Hàn Quốc, Indonesia cứng rắn với tàu cá Trung Quốc

Truyền hình KBS của Hàn Quốc ngày 20-6 cho biết cảnh sát biển Hàn Quốc đã bắt giữ một tàu đánh cá Trung Quốc hoạt động trái phép trong vùng biển gần biên giới Triều Tiên. Hàn Quốc và Indonesia trong thời gian gần đây liên tục có những hành động cứng rắn với tàu cá Trung Quốc xâm phạm vùng biển các nước này. Nhiều nước trong khu vực lo ngại tàu cá Trung Quốc đang được quân sự hóa để sẵn sàng tấn công các tàu nước khác.

Hàn Quốc quyết quét sạch tàu cá Trung Quốc

Số lượng các tàu Trung Quốc xâm phạm vào vùng biển của Hàn Quốc đã giảm kể từ khi cảnh sát biển Hàn Quốc tăng cường các hoạt động trấn áp. Theo kế hoạch, cảnh sát biển Hàn Quốc sẽ tiếp tục trấn áp tàu cá Trung Quốc cho đến khi những chiếc tàu bất hợp pháp này hoàn toàn không còn xuất hiện ở vùng biển của Hàn Quốc.

Một tàu cá của Trung Quốc bị cảnh sát biển Hàn Quốc bắt giữ

Trước đó, ngày 19-6, cảnh sát biển Hàn Quốc đã bắt được tàu Trung Quốc trọng tải 50 tấn với 130kg cua biển đánh bắt bất hợp pháp. Cuối tuần qua, cảnh sát biển Hàn Quốc cũng đã bắt giữ thêm một tàu cá Trung Quốc hoạt động trái phép gần biên giới trên biển phía Tây hai miền Triều Tiên (gọi tắt là NLL).
Vào ngày 15-6 vừa qua, cảnh sát biển Hàn Quốc đã phát động chiến dịch trấn áp gồm 1 tàu chiến, tàu bơm hơi và máy bay trực thăng ở vùng biển gần NLL. Theo cảnh sát biển Incheon, hơn 300 tàu đánh cá Trung Quốc hoạt động bất hợp pháp trong khu vực NLL hồi đầu tháng 6 nhưng đến ngày 19-6 chỉ còn 96 chiếc.

Indonesia xác nhận bắn tàu cá Trung Quốc

Trung Quốc cáo buộc Indonesia vào ngày 17-6 đã bắn vào ngư dân Trung Quốc và làm bị thương 1 người làm bùng lên căng thẳng giữa hai quốc gia ở biển Đông. Theo Reuters, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên án mạnh mẽ cái mà họ gọi là “sự quấy rối của hải quân Indonesia nhằm vào ngư dân Trung Quốc”. Hải quân Indonesia xác nhận vụ việc này trong một tuyên bố, đồng thời cho biết thêm rằng một tàu mang cờ Trung Quốc đã bị bắt nhưng không ai bị thương. Hải quân Indonesia cho biết đây là 1 trong số 12 tàu nước ngoài đánh bắt bất hợp pháp tại vùng biển của Indonesia và đã bỏ chạy khi bị các tàu chiến Hải quân Indonesia truy đuổi và bắn nhiều phát súng cảnh cáo. Người phát ngôn của Hải quân Indonesia Edi Sucipto cho biết tất cả 7 thủy thủ trên tàu cá Trung Quốc bị bắt không hề hấn gì và họ đang bị giữ ở Ranai. Ông Sucipto khẳng định lực lượng Hải quân Indonesia sẽ không ngần ngại hành động dứt khoát nếu tàu lạ xâm nhập vùng biển nước này. Bắc Kinh vào cuối tháng 5 đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ sau khi Hải quân Indonesia bắt giữ một tàu Trung Quốc ở vùng biển gần quần đảo Natuna của Indonesia bị cáo buộc đánh bắt cá bất hợp pháp. Không giống như các nước láng giềng khác, Indonesia không tranh chấp với Trung Quốc về chủ quyền các đảo ở biển Đông nhưng phản đối tuyên bố đường 9 đoạn của Bắc Kinh vì trùng với vùng đặc quyền kinh tế của nước này xung quanh quần đảo Natunas.

Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho biết Indonesia mất 20 tỷ USD doanh thu hàng năm từ việc tàu Trung Quốc đánh bắt cá bất hợp pháp. Indonesia đã tăng cường bảo vệ các vùng biển, mở rộng sự hiện diện hàng hải của nước này thông qua các cuộc tuần tra mạnh mẽ hơn, bắt giữ và sau đó đánh chìm tàu thuyền nước ngoài, trong đó có tàu của Trung Quốc bị cáo buộc vi phạm lãnh hãi của Indonesia. Trong tháng 3, bảo vệ bờ biển của Trung Quốc đã ngăn cản Indonesia bắt giữ một tàu đánh cá Trung Quốc.

 Báo Philippines Inquirer ngày 20-6 đưa tin, cựu Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết Tổng thống đắc cử Rodrigo Duterte đã đảm bảo trong vòng 2 năm tới, Philippines sẽ không tiến hành đàm phán song phương với Trung Quốc về vấn đề biển Đông. Phó Chánh án Tòa án Tối cao Philippines Antonio Carpio cũng xác nhận nhóm công tác của Philippines về vụ kiện Trung Quốc tại Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở La Hay (Hà Lan) cũng nhận được đảm bảo này từ ông Duterte.

THỤY VŨ (tổng hợp)

Tin cùng chuyên mục