Hành động ngay…

Hội thảo về kiến trúc xanh do Cục Khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu thuộc Bộ Tài nguyên - Môi trường tổ chức đã đưa ra một dự báo rất đáng lo ngại. Đó là trung bình hàng năm tổng diện tích sàn các tòa nhà Việt Nam tăng 6% - 7% với khoảng 80.000m² - 90.000m².

Hội thảo về kiến trúc xanh do Cục Khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu thuộc Bộ Tài nguyên - Môi trường tổ chức đã đưa ra một dự báo rất đáng lo ngại. Đó là trung bình hàng năm tổng diện tích sàn các tòa nhà Việt Nam tăng 6% - 7% với khoảng 80.000m² - 90.000m².

Cùng với sự gia tăng này, nhu cầu sử dụng năng lượng trong các tòa nhà sẽ tăng hơn 10% trong vòng 5 năm tới và hậu quả là phát thải khí nhà kính sẽ lớn gấp 2 lần thập kỷ qua và dự kiến sẽ tăng gấp 3 lần vào năm 2030. Nếu như năm 2003 tiêu thụ năng lượng trong lĩnh vực dân dụng của Việt Nam chiếm 22,4% thì đến nay đã lên tới khoảng 40%.

Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng đã từng được dự báo là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu. Trên thực tế, mùa mưa vừa qua, TPHCM đã bắt đầu phải nếm “trái đắng” về ngập lụt do biến đổi khí hậu gây ra. Các cơn mưa tại TPHCM đã lớn hơn và dữ dội hơn trước rất nhiều. Sự dữ dội này đã vượt qua sức tưởng tượng của nhiều chuyên gia…  Hiện tượng hàng loạt cống thoát nước của thành phố vừa mới được lắp đặt xong trong hai dự án cải thiện môi trường lớn: Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tân Hóa - Lò Gốm đã bị quá tải trước những cơn mưa lớn, là một minh chứng cho việc này.

Chưa kể, còn hàng loạt cây xanh đã bị gãy đổ mà cho đến nay nhiều chuyên gia về môi trường vẫn cho rằng có liên quan đến hiện tượng đảo nhiệt. Hiện tượng đảo nhiệt sinh ra khi khí nóng bốc lên cao, tạo điều kiện cho khí lạnh từ nơi khác tràn về gây mưa và gió xoáy…  Khí nóng ra đời từ hiện tượng bầu không khí bị năng lượng thải ra từ các hoạt động giao thông, sản xuất công nghiệp và sử dụng các thiết bị làm mát… hun nóng. Các tòa nhà xây dựng bình thường, không giúp tiết kiệm năng lượng, hạn chế phát thải sẽ là một trong những tác nhân quan trọng làm bầu không khí nóng lên. Như vậy, xây dựng công trình xanh, với TPHCM không còn là việc… “thích thì làm hoặc nói cho có”. Tất cả phải biến thành hành động, từ các cơ quan chức năng cho tới các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, người dân.

Theo Sở Quy hoạch - Kiến trúc TPHCM, nhiều thành phố lớn trên thế giới đã có những chính sách ưu đãi cho công trình xanh hết sức cụ thể. TPHCM có thể tham khảo và thực hiện trước khi quá muộn. Bởi lẽ, chi phí đầu tư xây dựng các công trình kiến trúc không hề rẻ. Việc  bổ sung hay chỉnh sửa nếu phải làm thường sẽ rất tốn kém.

TÂM ĐỨC

Tin cùng chuyên mục