Được Bác Hồ sáng lập và rèn luyện, Đảng ta đã gắn bó máu thịt với nhân dân, lãnh đạo nhân dân ta làm nên những kỳ tích trong thế kỷ 20, đưa đất nước thoát khỏi ách thống trị của thực dân, đế quốc, giành thắng lợi trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, vượt qua nước nghèo, kém phát triển.
Tổng kết 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, Đại hội XII của Đảng khẳng định phải đổi mới toàn diện và đồng bộ hơn nữa, phải tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, xem xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh là nhân tố quyết định sự ổn định và phát triển bền vững chế độ chính trị ở nước ta.
Tổng kết 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, Đại hội XII của Đảng khẳng định phải đổi mới toàn diện và đồng bộ hơn nữa, phải tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, xem xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh là nhân tố quyết định sự ổn định và phát triển bền vững chế độ chính trị ở nước ta.
Việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII với tinh thần khẩn trương, quyết liệt, đã tạo nên sự chuyển biến tích cực trong cuộc sống. Các hội nghị Trung ương đã ban hành các nghị quyết nhằm cụ thể hóa những vấn đề lớn với những quan điểm, mục tiêu và những nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với thực tiễn. Nghị quyết Trung ương 4 về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Nghị quyết Trung ương 5 về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Nghị quyết Trung ương 6 về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả... Đó là những nghị quyết thu hút sự quan tâm của người dân.
Những cải cách về thể chế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, cắt giảm thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Điều đáng mừng là không chỉ các chỉ tiêu năm 2017 đều đạt và vượt mà chính là nền kinh tế Việt Nam được đánh giá có bước chuyển quan trọng về chất và theo hướng cơ cấu lại, đổi mới mô hình tăng trưởng. Sự tăng trưởng đã bớt phụ thuộc vào khai khoáng, các ngành chế tạo, chế biến tăng, dịch vụ tăng đáng kể - đặc biệt là du lịch. Hội nghị APEC-25, APPF-26 để lại ấn tượng đẹp, góp phần nâng cao vị thế đất nước.
Những trọng tâm trong chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong công tác kiểm tra của Đảng… Những vụ án lớn sớm được đưa ra xét xử thể hiện quyết tâm cao độ của Đảng, Nhà nước trong chỉnh đốn Đảng, trong đấu tranh phòng chống tham nhũng. Nguyên tắc thượng tôn pháp luật, thái độ không khoan nhượng, không có vùng cấm đối với bất kỳ ai, dù ở cương vị nào, đương chức hay về hưu, được thể hiện một cách nhất quán, dứt khoát. Vấn đề đặt ra là qua đây phải rút ra nguyên nhân, bài học, nhất là công tác cán bộ, là việc cải cách thể chế, cơ chế, chính sách, là làm rõ trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, của các cá nhân có trách nhiệm. Có nhiều vấn đề đã xảy ra từ lâu nhưng không xem xét xử lý kịp thời, gây nên những tác hại lớn, khó lường. Điều quan trọng là làm thế nào để nâng cao khả năng phòng ngừa, khả năng miễn dịch.
Việc tiếp tục đổỉ mới về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và công tác cán bộ được kỳ vọng sẽ tạo ra những bước chuyển mới nhằm khắc phục nhanh những yếu kém, trì trệ, như động lực thúc đẩy sự phát triển đất nước. Phải kiên quyết sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế gắn với cải cách chế độ công vụ. Công tác cán bộ phải trên cơ sở thực chất, thực tài, lấy hiệu quả công tác làm thước đo. Trong đó, người đứng đầu phải có tâm trong sáng, vì lợi ích chung. Cần tránh việc tuyển chọn cán bộ nặng bằng cấp, quy trình hay những quy định về tuổi tác một cách quá máy móc mà không chọn được người tài, người giỏi. Mạnh dạn sử dụng và đưa người tài giỏi (kể cả người ngoài Đảng) vào bộ máy Nhà nước, như cách dùng người trước đây của Bác.
Tập trung xây dựng thể chế, chính sách pháp luật để kiểm soát quyền lực theo nguyên tắc quyền hạn đến đâu, trách nhiệm đến đó, tăng tính tự chủ, phân cấp, phân quyền. Hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực bằng kiểm soát dọc, ngang, kiểm soát nội bộ và bên ngoài, tự kiểm soát của mỗi cá nhân và tổ chức, nâng cao hiệu quả công tác tự phê bình và phê bình, cùng với phát huy vai trò giám sát của nhân dân.
Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh cần phấn đấu trên cả bốn mặt: chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Hơn lúc nào hết, người dân quan tâm về đạo đức, ý thức phục vụ dân và việc nêu gương của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Cấp ủy, cần coi trọng cải cách hành chính trong Đảng, tạo điều kiện và thời gian đi cơ sở, lắng nghe ý kiến góp ý của nhân dân, những phản ánh của dư luận, khắc phục việc triển khai một chiều từ trên xuống, sao cho việc học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác trở nên thực chất.
Phát huy dân chủ, dựa vào dân để xây dựng Đảng, nói đi đôi với làm, làm quyết liệt… là phương cách tốt nhất để củng cố lòng tin của dân với Đảng.
Những cải cách về thể chế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, cắt giảm thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Điều đáng mừng là không chỉ các chỉ tiêu năm 2017 đều đạt và vượt mà chính là nền kinh tế Việt Nam được đánh giá có bước chuyển quan trọng về chất và theo hướng cơ cấu lại, đổi mới mô hình tăng trưởng. Sự tăng trưởng đã bớt phụ thuộc vào khai khoáng, các ngành chế tạo, chế biến tăng, dịch vụ tăng đáng kể - đặc biệt là du lịch. Hội nghị APEC-25, APPF-26 để lại ấn tượng đẹp, góp phần nâng cao vị thế đất nước.
Những trọng tâm trong chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong công tác kiểm tra của Đảng… Những vụ án lớn sớm được đưa ra xét xử thể hiện quyết tâm cao độ của Đảng, Nhà nước trong chỉnh đốn Đảng, trong đấu tranh phòng chống tham nhũng. Nguyên tắc thượng tôn pháp luật, thái độ không khoan nhượng, không có vùng cấm đối với bất kỳ ai, dù ở cương vị nào, đương chức hay về hưu, được thể hiện một cách nhất quán, dứt khoát. Vấn đề đặt ra là qua đây phải rút ra nguyên nhân, bài học, nhất là công tác cán bộ, là việc cải cách thể chế, cơ chế, chính sách, là làm rõ trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, của các cá nhân có trách nhiệm. Có nhiều vấn đề đã xảy ra từ lâu nhưng không xem xét xử lý kịp thời, gây nên những tác hại lớn, khó lường. Điều quan trọng là làm thế nào để nâng cao khả năng phòng ngừa, khả năng miễn dịch.
Việc tiếp tục đổỉ mới về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và công tác cán bộ được kỳ vọng sẽ tạo ra những bước chuyển mới nhằm khắc phục nhanh những yếu kém, trì trệ, như động lực thúc đẩy sự phát triển đất nước. Phải kiên quyết sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế gắn với cải cách chế độ công vụ. Công tác cán bộ phải trên cơ sở thực chất, thực tài, lấy hiệu quả công tác làm thước đo. Trong đó, người đứng đầu phải có tâm trong sáng, vì lợi ích chung. Cần tránh việc tuyển chọn cán bộ nặng bằng cấp, quy trình hay những quy định về tuổi tác một cách quá máy móc mà không chọn được người tài, người giỏi. Mạnh dạn sử dụng và đưa người tài giỏi (kể cả người ngoài Đảng) vào bộ máy Nhà nước, như cách dùng người trước đây của Bác.
Tập trung xây dựng thể chế, chính sách pháp luật để kiểm soát quyền lực theo nguyên tắc quyền hạn đến đâu, trách nhiệm đến đó, tăng tính tự chủ, phân cấp, phân quyền. Hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực bằng kiểm soát dọc, ngang, kiểm soát nội bộ và bên ngoài, tự kiểm soát của mỗi cá nhân và tổ chức, nâng cao hiệu quả công tác tự phê bình và phê bình, cùng với phát huy vai trò giám sát của nhân dân.
Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh cần phấn đấu trên cả bốn mặt: chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Hơn lúc nào hết, người dân quan tâm về đạo đức, ý thức phục vụ dân và việc nêu gương của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Cấp ủy, cần coi trọng cải cách hành chính trong Đảng, tạo điều kiện và thời gian đi cơ sở, lắng nghe ý kiến góp ý của nhân dân, những phản ánh của dư luận, khắc phục việc triển khai một chiều từ trên xuống, sao cho việc học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác trở nên thực chất.
Phát huy dân chủ, dựa vào dân để xây dựng Đảng, nói đi đôi với làm, làm quyết liệt… là phương cách tốt nhất để củng cố lòng tin của dân với Đảng.