Sau hơn 2 năm thí điểm, phương thức điều trị này đã mang lại hiệu quả nhất định, nhiều bệnh nhân cai nghiện thành công, tái hòa nhập cộng đồng. Tuy nhiên, hiện nay, có không ít bệnh nhân đang điều trị lo lắng khi thời gian thí điểm đã hết, nguồn thuốc đã cạn kiệt và có thể phải tìm phương thức cai nghiện khác thay thế.
Nhiều lợi điểm khi điều trị Suboxone
Một trong những trường hợp cai nghiện bằng thuốc Suboxone thành công là anh Th. (ngụ huyện Hóc Môn). Đã nghiện ma túy hơn 13 năm, từng 3 lần đi cai nghiện tập trung nhưng anh Th. luôn bị tái nghiện khi trở về cộng đồng. Nhờ gia đình tìm hiểu và đưa anh đến Trung tâm Y tế dự phòng quận Gò Vấp đăng ký cai nghiện tại cộng đồng theo chương trình thuốc Suboxone. Anh Th. kể, do nghiện nặng nên trước đây mỗi ngày anh phải chi từ 300.000 - 400.000 đồng để mua ma túy. Tuy nhiên, chỉ sau 1 tuần điều trị bằng Suboxone, anh đã hoàn toàn cắt được các cơn ghiền. “Không chơi ma túy nữa, mình ăn ngủ tốt hơn nên cảm thấy khỏe mạnh hơn và tăng ký. Bây giờ ngoài thời gian đi uống Suboxone mình phụ gia đình công việc buôn bán, bắt đầu có đồng ra đồng vào, cuộc sống vui vẻ hơn trước nhiều”, anh Th. chia sẻ.
Theo bác sĩ Nguyễn Trung Hòa, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng quận Gò Vấp, hiện tại trung tâm có 22 bệnh nhân đang được điều trị cai nghiện ma túy bằng chất thay thế Suboxone và có đến 80% trong số đó từ bỏ được ma túy. “So với Methadone đã được sử dụng lâu nay, Suboxone có ưu điểm hơn. Sử dụng Methadone thời gian bán hủy chỉ trong vòng 24 giờ nên người điều trị phải uống thuốc hàng ngày. Trong khi đó Suboxone có thời gian bán hủy kéo dài từ 48 đến 72 giờ nên người điều trị chỉ cần uống 2 hoặc 3 lần một tuần. Mặt khác, Suboxone không tương tác với thuốc kháng vi rút HIV (ARV) và thuốc lao nên giảm được những tác dụng phụ, mở rộng đối tượng điều trị. Nhờ những đặc điểm ưu việt trên nên Suboxone được chấp thuận để điều trị cai nghiện ma túy tại nhiều nước trên thế giới từ hơn 10 năm qua”, bác sĩ Nguyễn Trung Hòa thông tin.
Chờ “visa” nhập thuốc?
Chương trình điều trị nghiện các dạng thuốc phiện bằng thuốc Suboxone được triển khai từ tháng 5-2015, ban đầu Khoa Tham vấn hỗ trợ cộng đồng HIV/AIDS (Trung tâm Y tế dự phòng quận Gò Vấp) tiếp nhận 252 bệnh nhân đăng ký, tính đến thời điểm hiện tại chỉ còn 22 bệnh nhân đang điều trị. Tuy nhiên, chương trình thí điểm điều trị cai nghiện bằng Suboxone đã chấm dứt tại Trung tâm Y tế dự phòng quận Gò Vấp vào tháng 8-2017. Đã gần 1 năm trôi qua, 22 người đang điều trị Suboxone vẫn đang điều trị bằng số thuốc tồn dư của chương trình, thấp thỏm lo lắng hết thuốc và gián đoạn điều trị; lo sợ sẽ phải quay lại điều trị bằng Methadone như ban đầu. Mới được biết và tham gia chương trình điều trị bằng Suboxone từ những ngày đầu năm 2017, anh N.T.H. ngụ quận 12 cho biết, anh hy vọng chương trình sẽ tiếp tục kéo dài và nhân lên rộng rãi hơn. “Uống Suboxone, tôi không phải ngày nào cũng đi uống thuốc, có thời gian đi làm kiếm tiền lo cho gia đình và quan trọng hơn nhờ Suboxone mà tôi đoạn tuyệt được với ma túy”, anh H. chia sẻ.
Theo bác sĩ Nguyễn Trung Hòa, việc điều trị cai nghiện ma túy bằng Suboxone bên cạnh Methadone là điều cần thiết nhằm có thêm cơ hội lựa chọn điều trị cho bệnh nhân. Tuy nhiên, thuốc Suboxone trong chương trình thí điểm đã hết hạn. Một số người bệnh cũng đang điều trị cầm chừng bằng số thuốc tồn dư còn lại từ chương trình. Dẫn chứng một số nước phương Tây thực hiện thành công điều trị cai nghiện dạng thuốc phiện bằng Suboxone, bác sĩ Hòa cho biết, lần đầu tiên thực hiện thí điểm tại Việt Nam, các tổ chức quốc tế đã chi một số tiền khá lớn để thử nghiệm và mang lại kết quả cao trong công tác điều trị. Nhiều bệnh nhân đã dứt được cơn nghiện ở những tháng đầu triển khai. Nhiều bài báo khoa học được báo cáo tại các hội nghị quốc tế đánh giá cao việc sử dụng thuốc tại Trung tâm Y tế dự phòng quận Gò Vấp. “Kết quả lâm sàng được đánh giá cao và mục tiêu của họ là đề nghị Bộ Y tế xin “visa” nhập thuốc điều trị này”, bác sĩ Nguyễn Trung Hòa kiến nghị.
Một trong những trường hợp cai nghiện bằng thuốc Suboxone thành công là anh Th. (ngụ huyện Hóc Môn). Đã nghiện ma túy hơn 13 năm, từng 3 lần đi cai nghiện tập trung nhưng anh Th. luôn bị tái nghiện khi trở về cộng đồng. Nhờ gia đình tìm hiểu và đưa anh đến Trung tâm Y tế dự phòng quận Gò Vấp đăng ký cai nghiện tại cộng đồng theo chương trình thuốc Suboxone. Anh Th. kể, do nghiện nặng nên trước đây mỗi ngày anh phải chi từ 300.000 - 400.000 đồng để mua ma túy. Tuy nhiên, chỉ sau 1 tuần điều trị bằng Suboxone, anh đã hoàn toàn cắt được các cơn ghiền. “Không chơi ma túy nữa, mình ăn ngủ tốt hơn nên cảm thấy khỏe mạnh hơn và tăng ký. Bây giờ ngoài thời gian đi uống Suboxone mình phụ gia đình công việc buôn bán, bắt đầu có đồng ra đồng vào, cuộc sống vui vẻ hơn trước nhiều”, anh Th. chia sẻ.
Theo bác sĩ Nguyễn Trung Hòa, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng quận Gò Vấp, hiện tại trung tâm có 22 bệnh nhân đang được điều trị cai nghiện ma túy bằng chất thay thế Suboxone và có đến 80% trong số đó từ bỏ được ma túy. “So với Methadone đã được sử dụng lâu nay, Suboxone có ưu điểm hơn. Sử dụng Methadone thời gian bán hủy chỉ trong vòng 24 giờ nên người điều trị phải uống thuốc hàng ngày. Trong khi đó Suboxone có thời gian bán hủy kéo dài từ 48 đến 72 giờ nên người điều trị chỉ cần uống 2 hoặc 3 lần một tuần. Mặt khác, Suboxone không tương tác với thuốc kháng vi rút HIV (ARV) và thuốc lao nên giảm được những tác dụng phụ, mở rộng đối tượng điều trị. Nhờ những đặc điểm ưu việt trên nên Suboxone được chấp thuận để điều trị cai nghiện ma túy tại nhiều nước trên thế giới từ hơn 10 năm qua”, bác sĩ Nguyễn Trung Hòa thông tin.
Chờ “visa” nhập thuốc?
Chương trình điều trị nghiện các dạng thuốc phiện bằng thuốc Suboxone được triển khai từ tháng 5-2015, ban đầu Khoa Tham vấn hỗ trợ cộng đồng HIV/AIDS (Trung tâm Y tế dự phòng quận Gò Vấp) tiếp nhận 252 bệnh nhân đăng ký, tính đến thời điểm hiện tại chỉ còn 22 bệnh nhân đang điều trị. Tuy nhiên, chương trình thí điểm điều trị cai nghiện bằng Suboxone đã chấm dứt tại Trung tâm Y tế dự phòng quận Gò Vấp vào tháng 8-2017. Đã gần 1 năm trôi qua, 22 người đang điều trị Suboxone vẫn đang điều trị bằng số thuốc tồn dư của chương trình, thấp thỏm lo lắng hết thuốc và gián đoạn điều trị; lo sợ sẽ phải quay lại điều trị bằng Methadone như ban đầu. Mới được biết và tham gia chương trình điều trị bằng Suboxone từ những ngày đầu năm 2017, anh N.T.H. ngụ quận 12 cho biết, anh hy vọng chương trình sẽ tiếp tục kéo dài và nhân lên rộng rãi hơn. “Uống Suboxone, tôi không phải ngày nào cũng đi uống thuốc, có thời gian đi làm kiếm tiền lo cho gia đình và quan trọng hơn nhờ Suboxone mà tôi đoạn tuyệt được với ma túy”, anh H. chia sẻ.
Theo bác sĩ Nguyễn Trung Hòa, việc điều trị cai nghiện ma túy bằng Suboxone bên cạnh Methadone là điều cần thiết nhằm có thêm cơ hội lựa chọn điều trị cho bệnh nhân. Tuy nhiên, thuốc Suboxone trong chương trình thí điểm đã hết hạn. Một số người bệnh cũng đang điều trị cầm chừng bằng số thuốc tồn dư còn lại từ chương trình. Dẫn chứng một số nước phương Tây thực hiện thành công điều trị cai nghiện dạng thuốc phiện bằng Suboxone, bác sĩ Hòa cho biết, lần đầu tiên thực hiện thí điểm tại Việt Nam, các tổ chức quốc tế đã chi một số tiền khá lớn để thử nghiệm và mang lại kết quả cao trong công tác điều trị. Nhiều bệnh nhân đã dứt được cơn nghiện ở những tháng đầu triển khai. Nhiều bài báo khoa học được báo cáo tại các hội nghị quốc tế đánh giá cao việc sử dụng thuốc tại Trung tâm Y tế dự phòng quận Gò Vấp. “Kết quả lâm sàng được đánh giá cao và mục tiêu của họ là đề nghị Bộ Y tế xin “visa” nhập thuốc điều trị này”, bác sĩ Nguyễn Trung Hòa kiến nghị.
UBND TPHCM đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện “Tháng hành động phòng, chống ma túy”, “Ngày quốc tế phòng, chống ma túy” và “Ngày toàn dân phòng, chống ma túy 26-6”. Năm 2018 với chủ đề “Hãy bảo vệ thế hệ trẻ trước hiểm họa ma túy” (diễn ra đến hết 30-6), nhằm đẩy mạnh tuyên truyền về ý nghĩa của công tác phòng, chống ma túy cũng như tác hại của tệ nạn ma túy, nhất là các loại ma túy tổng hợp, cần sa và các chất hướng thần mới; vận động nhân dân tham gia công tác xây dựng phường, xã, thị trấn lành mạnh, không có tệ nạn ma túy, mại dâm và các phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; tham gia hỗ trợ lực lượng chuyên trách trong công tác kiểm tra, kiểm soát tình hình hoạt động của tội phạm và tệ nạn ma túy…