HNX-Index giảm dưới 100 điểm, Vn-Index chỉ còn 433,54 điểm

Cần một liều doping

TTCK Việt Nam đang trải qua một thời kỳ “hạn hán” kéo dài, trạng thái tâm lý không ổn định. Trong khi thị trường đang cần một "cơn mưa rào thật lớn" để hồi phục thì "cơn bão" giá vàng và tỷ giá USD quét qua làm cho TTCK vốn đã yếu lại càng yếu hơn. Dòng vốn lớn đổ vào vàng và USD lúc này có rủi ro hay không chưa rõ, trong khi đó, nhiều CP đang ở mức quá rẻ, hấp dẫn, có CP giảm về dưới mức mệnh giá, dưới giá trị sổ sách; nhiều công ty làm ăn có lãi, cổ tức cao, chỉ số P/E cao mà giá CP vẫn rớt. Nhà đầu tư (NĐT) lên sàn chỉ thấy cảnh chợ chiều. Nhiều dòng vốn vẫn đứng ngoài thị trường, chờ tìm kênh đầu tư khác.

So sánh hiệu quả đầu tư từ đầu năm đến nay cho thấy đầu tư CK còn không bằng gửi tiết kiệm. Với lãi suất tiết kiệm 13%, lạm phát dự kiến 9%, lãi suất thực dương 4%, người gửi tiết kiệm vẫn có lời. Trong khi từ đầu năm đến nay VN Index giảm đến 13%, đã làm giảm đi sự kỳ vọng của NĐT đối với TTCK. Nhiều công ty IPO bị bể kế hoạch không thu hút được vốn từ NĐT vì bán CP không ai mua. Nhiều trường hợp phải lùi kế hoạch IPO nhiều lần do thị trường ảm đạm, thanh khoản ì ạch. Thật nguy hiểm nếu cứ để TTCK ở trong tình trạng như vậy, giảm sâu hơn so với đợt giảm điểm cuối năm 2009.

Sàn HNX đã liên kết giao dịch với sàn giao dịch CK Đài Loan, tức là doanh nghiệp của 2 sàn có thể niêm yết ở 2 nơi tùy theo lợi ích của doanh nghiệp, NĐT ở hai nước có thể lựa chọn CP tốt để đầu tư. Đây sẽ là biện pháp tốt để HOSE áp dụng liên kết với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương kêu gọi vốn đầu tư, nhất là lúc thị trường đang cần một lượng vốn rất lớn để đầu tư cho sản xuất. TTCK Australia và Singapore đã sáp nhập trong bối cảnh sau khủng hoảng của kinh tế thế giới hiện nay.

VŨ THẾ NGHĨA

(SGGPO).- Index hai sàn giao dịch Hà Nội và TP.HCM lại giảm điểm mạnh trong phiên giao dịch chứng khoán sáng nay, 15-11. Giảm 8,06 điểm, Vn-Index chỉ còn 433,54 điểm cùng 210 mã chứng khoán giảm giá, 25 mã đứng giá và 39 mã tăng giá. HNX-Index cũng giảm 3,14 điểm, xuống dưới 100 điểm khi chỉ còn 98,48 điểm, cùng 249 mã chứng khoán giảm giá, 21 mã đứng giá và 44 mã tăng giá. Tổng giá trị giao dịch toàn thị trường lại giảm xuống dưới 1.000 tỷ đồng.

Chốt giao dịch đợt 1, Vn-Index giảm 0,99 điểm, còn 440,61 điểm, giảm tương đương 0,22%. Khối lượng giao dịch hết phiên 1 đạt 471.700 đơn vị chứng khoán, giá trị giao dịch tương ứng đạt trên 10.187 tỷ đồng.

Nửa đầu phiên giao dịch khớp lệnh liên tục, Vn-Index biến động khá mạnh cùng mức độ dao động tương đối lớn. Có những lúc Vn-Index tăng gần đạt 443 điểm sau khi giảm xuống dưới 440 điểm. Tuy nhiên, áp lực bán mạnh một lần nữa lại chiếm ưu thế ở những phút giao dịch tiếp theo, kéo Vn-Index giảm sâu. Toàn sàn HOSE rực một sắc đỏ.

Chốt giao dịch đợt 2, Vn-Index giảm mạnh 8,88 điểm (so với điểm tham chiếu), còn 432,72 điểm (giảm tương đương 2,01%) cùng hơn 22,654 triệu đơn vị chứng khoán giao dịch thành công trị giá trên 481,471 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch chứng khoán sáng nay, 15-11, Vn-Index giảm 8,06 điểm, chỉ còn 433,54 điểm, giảm tương đương 1,82%. Toàn sàn HOSE có 210 mã chứng khoán giảm giá, 25 mã đứng giá và 39 mã tăng giá; tổng khối lượng giao dịch đạt 29.774.091 đơn vị chứng khoán, tổng giá trị giao dịch tương ứng đạt trên 639,462 tỷ đồng.

Mã chứng khoán VCB của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam đã thông qua phương án phát hành hơn 436,38 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 100:33 với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Thời điểm phát hành vào cuối quý IV - 2010 hoặc đầu quý I - 2011. Nếu phát hành thành công, vốn điều lệ của VCB sẽ đạt 17.587,54 tỷ đồng. Chốt phiên sáng nay, VCB giảm 0,8 điểm, giá trị còn lại là 31.600 đồng/cổ phiếu.

Các mã chứng khoán thuộc nhóm blue-chip đều giảm điểm, trong số đó, SSI vẫn thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư với khoảng 1,415 triệu cổ phiếu được sang tay, đứng thứ hai trên sàn HOSE về khối lượng giao dịch. Tuy giảm sàn 1,1 điểm, còn 21,9 điểm/cổ phiếu nhưng mã chứng khoán OGC của CTCP Tập đoàn Đại Dương vẫn đứng đầu sàn HOSE về khối lượng giao dịch với hơn 1,847 triệu cổ phiếu giao dịch thành công.

Chỉ số HNX-Index trên sàn giao dịch Hà Nội, sáng nay, 15-11, tiếp tục giảm mạnh 3,14 điểm, xuống dưới 100 điểm khi chỉ còn 98,48 điểm (giảm tương đương 3,09%) cùng 249 mã chứng khoán giảm giá, 21 mã đứng giá và 44 mã tăng giá. Tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 23.223.800 đơn vị chứng khoán, tổng giá trị giao dịch tương ứng đạt trên 390,030 tỷ đồng.

Tiến Tùng

>> Mời bạn xem bảng giao dịch điện tử sàn HOSE (TPHCM) và sàn HNX (Hà Nội).

 Lắm thầy, nhiều ma…

Xuất phát từ quy mô niêm yết, khối lượng công việc phức tạp nên việc doanh nghiệp lên sàn nhờ cậy nhiều đơn vị tư vấn là chuyện đương nhiên. Nhưng tại TTCK Việt Nam, việc các doanh nghiệp như Habubank (HBB) hay Sacomreal (SCR) sử dụng đến 3 CTCK để tư vấn niêm yết lại là vấn đề khác.

Khối lượng 100 triệu CP của SCR và 300 triệu CP của HBB niêm yết tại HNX có thể nói là lớn, nhưng không phải lớn nhất so với mặt bằng chung của thị trường. Những ngân hàng tầm cỡ như Vietcombank (VCB) hay CTG (VietinBank) cũng còn chưa sử dụng đến 3 CTCK để tư vấn. Nhiều NĐT tham gia roadshow giới thiệu HBB vào giữa tuần qua đều có chung cảm giác hài lòng, vì công tác tổ chức khá bài bản và chuyên nghiệp.

Việc HBB “dám” niêm yết trong thời điểm thị trường chung không thuận lợi như hiện nay cũng có thể xem là dũng cảm. Nhưng cũng có người nói rằng roadshow này chỉ tốt phần “vỏ” còn phần “ruột” phải xem lại, dễ thấy nhất là việc công bố KQKD. Tập tài liệu giới thiệu thông tin trọng yếu của HBB mà NĐT cầm trên tay chỉ có KQKD 6 tháng đầu năm 2010 trong khi mùa công bố KQKD quý III đã qua khá lâu. Ai cũng biết thông tin là vấn đề NĐT quan tâm nhất chứ không phải là những tiết mục văn nghệ, hay những đoạn phim giới thiệu doanh nghiệp.

Chắc chắn 3 CTCK tư vấn cho HBB đều biết được điều này, nhưng tại sao lại không thể xử lý? Nhiều người đặt câu hỏi vì sao SCR với “người anh em” SBS lại phải cầu viện thêm 2 CTCK nữa cùng tư vấn để làm gì? Với quy mô, tầm vóc của mình, một mình SBS thừa sức tư vấn cho SCR niêm yết. Nhưng nếu điều này diễn ra, có thể gây ra những suy nghĩ việc “anh em” đưa nhau lên sàn sẽ không khách quan. Như vậy, việc kéo thêm các CTCK khác cùng tham gia sẽ giải tỏa phần nào được những suy nghĩ này. Nhưng thành thực mà nói, việc đơn vị tư vấn phải chiều theo ý doanh nghiệp là điều mà ai cũng biết, nên những ai ngờ vực vẫn có thể nói rằng dù 1 hay 3 CTCK, doanh nghiệp muốn định giá CP bao nhiêu, CTCK cũng phải nghe mà thôi.

Một DN X niêm yết, nhờ 3 CTCK tư vấn, trong đó CTCK A có thế mạnh về khách hàng tổ chức, CTCK B có thế mạnh về khách hàng cá nhân và một CTCK C là người nhà. Nhiệm vụ sẽ được phân công như sau: CTCK A lo việc thuyết phục khách hàng tổ chức tham gia mua X; CTCK B lấy hàng từ X sau đó phân phối cho các NĐT VIP và hợp tác giữ giá hoặc đánh lên; CTCK C lo chuyện thủ tục giấy tờ, định giá CP. Đó là chưa kể việc lãnh đạo của 3 CTCK có thể nhận được những khoản “bồi dưỡng” và được mua CP với giá ưu đãi. Đây có thể xem là một kịch bản quá hoàn hảo khi các CTCK được phân công đúng với thế mạnh của mình, còn DN cũng được tiếng hào phóng và có thể thực hiện nhiều mục đích khác nữa.

Như vậy, dù DN phải tốn kém chi phí để thuê 3 CTCK tư vấn niêm yết cũng không phải quá đắt. Theo nhiều CTCK tư vấn niêm yết, phí thu được từ tư vấn niêm yết thường tỷ lệ nghịch với quy mô của DN. Chỉ với những DN lôm côm, cơ cấu phức tạp, CTCK mới có thể “ăn dày” được. Với DN lớn, có tên tuổi, sổ sách kế toán minh bạch, đầy đủ, phí tư vấn thu được thường rất thấp, nhưng cái được lớn nhất ở đây chính là tiếng tăm, thành tích của CTCK trên thị trường; khi tư vấn được cho DN càng lớn, CTCK càng có uy tín. Một CTCK với bề dày thành tích tư vấn niêm yết khi tiếp cận với các đối tác sẽ dễ thành công hơn các CTCK non tay. Việc DN sử dụng nhiều đơn vị tư vấn niêm yết thoạt nhìn có vẻ tốt, nhưng giá trị thực chất đem lại cần phải có thêm thời gian kiểm chứng.

LÊ THỤY THANH TÂM

Tin cùng chuyên mục