Ngày 13-7, Bộ Công thương đã họp gần 200 doanh nghiệp (DN) để bàn giải pháp đưa hàng vào chuỗi cung ứng toàn cần thông qua các hệ thống phân phối ngoại. Tại cuộc họp, các DN cho rằng, thời gian qua, các hệ thống phân phối ngoại đã có nhiều nỗ lực để tăng cường sự hiện diện của hàng Việt trong hệ thống.
Cụ thể, tập đoàn Aeon mall, Central Group, Auchan… hỗ trợ tập huấn DN hoàn thiện quy trình tiêu chuẩn chất lượng, hình thức sản phẩm, đặc biệt DN nội còn được nhận hỗ trợ vốn đầu tư để đổi mới công nghệ, cải thiện quy trình sản xuất, phát triển thương hiệu, đáp ứng tiêu chuẩn hàng hóa xuất khẩu.
Ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ cho biết, xuất khẩu trực tiếp vào các hệ thống phân phối hiện đại được xem là hình thức xuất khẩu hiệu quả, bền vững, được nhiều DN theo đuổi. Tuy nhiên, từng DN “tự bơi” thì khó có cái nhìn tổng quan cũng như đảm bảo điều kiện để đáp ứng yêu cầu của thị trường và các nhà bán lẻ nước ngoài.
Do vậy, để hỗ trợ ổn định đầu ra cho DN, Bộ Công thương đang đẩy mạnh triển khai thực hiện đề án “Thúc đẩy DN Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài giai đoạn đến 2020”.
Đề án này sẽ tập trung phát triển từ lợi ích của cả 2 phía, trong đó các DN trực tiếp tham gia mạng phân phối nắm bắt tốt hơn nhu cầu người tiêu dùng, tiếp cận phương thức quản lý chất lượng tiên tiến đảm bảo đủ tiêu chuẩn xuất khẩu cho các nhà bán lẻ hàng đầu thế giới và có điều kiện phát triển thương hiệu. Còn đối với các chuỗi phân phối, việc tiếp xúc trực tiếp với các DN Việt Nam giúp phát triển đa dạng thêm nguồn hàng, kiểm soát tốt hơn chất lượng hàng hóa, nhất là đối với các mặt hàng nông - lâm - thủy sản cần quản lý chất lượng tận gốc. Thêm vào đó, cả DN và nhà bán lẻ đều có lợi về giá thông qua việc giảm chi phí trung gian.
Hiện Bộ Công thương đang đẩy mạnh kết nối DN Việt với các nhà bán lẻ nước ngoài, trong đó tập trung chủ yếu các tập đoàn như Central Group (Thái Lan), Aeon mall (Nhật Bản), Auchan (Pháp)...
Cụ thể, tập đoàn Aeon mall, Central Group, Auchan… hỗ trợ tập huấn DN hoàn thiện quy trình tiêu chuẩn chất lượng, hình thức sản phẩm, đặc biệt DN nội còn được nhận hỗ trợ vốn đầu tư để đổi mới công nghệ, cải thiện quy trình sản xuất, phát triển thương hiệu, đáp ứng tiêu chuẩn hàng hóa xuất khẩu.
Ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ cho biết, xuất khẩu trực tiếp vào các hệ thống phân phối hiện đại được xem là hình thức xuất khẩu hiệu quả, bền vững, được nhiều DN theo đuổi. Tuy nhiên, từng DN “tự bơi” thì khó có cái nhìn tổng quan cũng như đảm bảo điều kiện để đáp ứng yêu cầu của thị trường và các nhà bán lẻ nước ngoài.
Do vậy, để hỗ trợ ổn định đầu ra cho DN, Bộ Công thương đang đẩy mạnh triển khai thực hiện đề án “Thúc đẩy DN Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài giai đoạn đến 2020”.
Đề án này sẽ tập trung phát triển từ lợi ích của cả 2 phía, trong đó các DN trực tiếp tham gia mạng phân phối nắm bắt tốt hơn nhu cầu người tiêu dùng, tiếp cận phương thức quản lý chất lượng tiên tiến đảm bảo đủ tiêu chuẩn xuất khẩu cho các nhà bán lẻ hàng đầu thế giới và có điều kiện phát triển thương hiệu. Còn đối với các chuỗi phân phối, việc tiếp xúc trực tiếp với các DN Việt Nam giúp phát triển đa dạng thêm nguồn hàng, kiểm soát tốt hơn chất lượng hàng hóa, nhất là đối với các mặt hàng nông - lâm - thủy sản cần quản lý chất lượng tận gốc. Thêm vào đó, cả DN và nhà bán lẻ đều có lợi về giá thông qua việc giảm chi phí trung gian.
Hiện Bộ Công thương đang đẩy mạnh kết nối DN Việt với các nhà bán lẻ nước ngoài, trong đó tập trung chủ yếu các tập đoàn như Central Group (Thái Lan), Aeon mall (Nhật Bản), Auchan (Pháp)...