Học bổng Nguyễn Văn Hưởng - Trách nhiệm và kỳ vọng

Như tin đã đưa, lễ trao Học bổng Nguyễn Văn Hưởng lần thứ 14 năm 2012 sẽ được tổ chức vào chiều 20-4 tại Hội trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TPHCM. Trước ngày diễn ra lễ trao giải, chúng tôi đã ghi nhận một số ý kiến của đại diện ban tổ chức và thành viên Hội đồng Quản lý quỹ về hướng phát triển của học bổng này.
Học bổng Nguyễn Văn Hưởng - Trách nhiệm và kỳ vọng

Như tin đã đưa, lễ trao Học bổng Nguyễn Văn Hưởng lần thứ 14 năm 2012 sẽ được tổ chức vào chiều 20-4 tại Hội trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TPHCM. Trước ngày diễn ra lễ trao giải, chúng tôi đã ghi nhận một số ý kiến của đại diện ban tổ chức và thành viên Hội đồng Quản lý quỹ về hướng phát triển của học bổng này.

GS-TSKH Nguyễn Khánh Dư, thành viên Hội đồng Quản lý quỹ Học bổng Nguyễn Văn Hưởng: Cần sự đóng góp của nhiều doanh nghiệp

Là thành viên Hội đồng Quản lý quỹ từ ngày đầu đến nay, bản thân tôi mỗi năm đều có đóng góp chút kinh phí cho quỹ - thể hiện trách nhiệm, tình cảm của mình với thế hệ sau. Tôi rất phấn khởi trước thành quả mà Học bổng Nguyễn Văn Hưởng đã mang lại suốt 13 năm qua với trên 800 suất học bổng cho học sinh, sinh viên ngành y, dược; các y bác sĩ và nữ hộ sinh thôn bản. Theo dõi kết quả học tập của các em được nhận học bổng, trong đó có nhiều em được nhận nhiều năm liền, tôi thấy vui vì bản thân các em đã luôn nỗ lực vượt khó, học giỏi - xứng đáng với tiêu chí tốt đẹp của quỹ.

Tôi mong muốn mỗi năm sau đây, số lượng HS-SV được nhận học bổng sẽ ngày một tăng thêm và giá trị học bổng cũng cao hơn. Để làm được điều này, chúng ta phải đẩy mạnh công tác vận động tài chính cho quỹ. Cần nhiều thêm nữa sự đóng góp của các bệnh viện, các doanh nghiệp ngành dược. Ngoài việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quỹ học bổng, nên chăng tổ chức đội ngũ “tiếp thị” tìm thêm nguồn tài trợ. Chính các HS-SV đã được nhận học bổng, nay thành nghề - đang công tác trong các cơ sở y - dược là một “kênh” quan trọng trong tuyên truyền cho hiệu quả của quỹ. Bản thân các em, nếu có điều kiện cũng nên đóng góp ngược lại cho quỹ như một sự tri ân và là nguồn động viên cho lớp đi sau. Tôi tin rằng, từ thành quả của 13 năm qua, nhất định quỹ Học bổng Nguyễn Văn Hưởng sẽ ngày càng phát triển cả về lượng và chất, ngày càng có tiếng vang hơn.

Bác sĩ Dương Quang Trung chúc mừng các sinh viên được nhận học bổng Nguyễn Văn Hưởng năm 2007. Ảnh: Mai Hải

Bác sĩ Dương Quang Trung chúc mừng các sinh viên được nhận học bổng Nguyễn Văn Hưởng năm 2007. Ảnh: Mai Hải

PGS-TS Nguyễn Tấn Bỉnh, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM kiêm Hiệu trưởng Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch: Đơn vị thụ hưởng cần “vào cuộc” quyết liệt hơn

13 năm qua, trên 300 lượt sinh viên của Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch được nhận Học bổng Nguyễn Văn Hưởng. Học bổng đã tạo nguồn động lực phấn đấu vươn lên trong học tập cho sinh viên ngành y nói chung và sinh viên Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch nói riêng. Là đơn vị thụ hưởng nhưng ý thức được trách nhiệm của mình trong việc chung tay xây dựng Quỹ Học bổng Nguyễn Văn Hưởng nên hàng năm Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đều đóng góp về mặt tài chính. Ngoài ra, trường còn tạo nỗ lực giúp Ban quản lý quỹ trong việc tuyển chọn những sinh viên đúng tiêu chí của học bổng. Trường cũng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Ban quản lý quỹ trong việc tổ chức tốt lễ trao học bổng hàng năm.

Để học bổng tiếp tục được phát triển về quy mô và chất lượng, là đơn vị thụ hưởng chúng tôi nhận thấy mình cần phải vào cuộc một cách quyết liệt hơn. Trước tiên, cần phải nêu cao tinh thần trách nhiệm hơn trong việc xét tuyển học bổng: việc lựa chọn phải đúng tiêu chí, đúng đối tượng. thường xuyên quan tâm, hướng dẫn các em sử dụng đúng mục đích của phần thưởng nặng nghĩa, nặng tình này. Ngoài ra, phải có ý thức xây dựng nguồn quỹ ngày càng dồi dào bằng cách ngoài nỗ lực đóng góp còn tích cực tranh thủ vận động từ những nguồn lực khác. 

Ông Phạm Đức Hiến, Phó Tổng Biên tập Báo SGGP: Quảng bá sâu rộng hơn về hoạt động quỹ

Từ ước nguyện cao đẹp của bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng, quỹ học bổng mang tên ông 13 năm qua đã không ngừng phát triển và hoạt động ngày càng hiệu quả. Năm 2012, Học bổng Nguyễn Văn Hưởng lần thứ 14 tăng thêm 10 suất - từ 30 suất lên 40 suất - và giá trị cũng tăng từ 5 triệu đồng lên 6 triệu đồng/suất; học bổng cho HS trung cấp ngành y tăng từ 3 triệu đồng lên 4 triệu đồng/suất; trợ cấp cho nữ hộ sinh thôn bản lên 50 triệu đồng thay vì 30 triệu đồng. Học bổng toàn khóa do gia đình bác sĩ Tạ Trung Quắc tài trợ cho 30 suất, trị giá 5 triệu đồng/suất/năm. Là đơn vị tổ chức thực hiện, Báo SGGP coi “Học bổng Nguyễn Văn Hưởng” là chương trình truyền thống hàng năm quan trọng.

Chúng tôi, từ ban biên tập đến các cán bộ, phóng viên làm chương trình đều rất trân trọng và tâm huyết với hoạt động của quỹ. Điều luôn trăn trở là phải làm sao duy trì, quản lý quỹ thật tốt; đảm bảo quy trình xét thưởng đúng đối tượng - công khai, minh bạch. Được sự thống nhất và hỗ trợ nhiều mặt từ Hội đồng Quản lý quỹ, Báo SGGP đã tổ chức thực hiện thành công 13 lần trao học bổng với trên 800 lượt HS-SV thụ hưởng. Quỹ có bước phát triển cả về quy mô, chất lượng như hiện nay đã chứng tỏ sức lan tỏa trong xã hội, thu hút sự quan tâm ủng hộ ngày càng nhiều hơn từ các nhà tài trợ, các mạnh thường quân. Báo SGGP đã và sẽ thường xuyên thông tin tuyên truyền, quảng bá sâu rộng hơn về quỹ học bổng; luôn trân trọng ghi nhận mọi sự đóng góp từ nhiều nguồn để hoạt động quỹ có sự phát triển vượt bậc trong thời gian tới.

NAM – VY thực hiện

Tin cùng chuyên mục