Học sinh và giáo viên Châu Á Thái Bình Dương bắt đầu tăng cường triển khai học tập trực tuyến

Một nghiên cứu mới do Lenovo và Microsoft tài trợ đã chỉ ra rằng, sau hơn một năm các trường chuyển sang mô hình lớp học ảo, cả học sinh và giáo viên đều thấy được tiềm năng to lớn của việc học trực tuyến, nhưng chỉ mới bắt đầu khai thác lợi thế của nó.
Học sinh và giáo viên Châu Á Thái Bình Dương bắt đầu tăng cường triển khai học tập trực tuyến

Trong tháng 5-2021, hai hãng nghiên cứu thị trường YouGov và Terrapin đã tiến hành khảo sát trên 3.400 học sinh, phụ huynh và giáo viên ở 12 thị trường thuộc Châu Á Thái Bình Dương, trong đó có 215 học sinh và 15 giáo viên ở Việt Nam về đánh giá của họ đối với việc học trực tuyến kể từ khi đại dịch bắt đầu; đồng thời tìm hiểu cách thức công nghệ ngày càng gắn kết với học sinh cũng như hỗ trợ việc học tập.

Học sinh và giáo viên Châu Á Thái Bình Dương bắt đầu tăng cường triển khai học tập trực tuyến ảnh 1
Amar Babu, Chủ tịch Lenovo Châu Á Thái Bình Dương cho biết: “Với việc các trường học bị đóng cửa ở nhiều quốc gia để đảm bảo an toàn trong năm 2020, các giáo viên, phụ huynh và học sinh bắt đầu phải làm quen với các công nghệ giáo dục mới. Nghiên cứu này đã giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về cách thức giáo viên, phụ huynh và học sinh đã thích nghi với học trực tuyến trong đại dịch, những thách thức thực sự và giải pháp nào có thể được triển khai nhằm giúp cho công nghệ giáo dục hiệu quả hơn.”
Công nghệ trong giáo dục là điều tất yếu trong năm vừa qua
Trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, hơn 80% học sinh và 95% giáo viên đã tăng cường sử dụng công nghệ trong năm vừa qua, trong đó 68% học sinh và 85% giáo viên đã chi nhiều tiền hơn cho công nghệ so với năm trước. Xu hướng này sẽ còn tiếp tục, với 66% học sinh và 86% giáo viên dự kiến sẽ tăng chi tiêu của họ cho công nghệ giáo dục trong năm tới.

Khả năng tiếp cận và sự thuận tiện là lợi thế quan trọng của học trực tuyến

Các học sinh cho rằng, khả năng tiếp cận (63%) và tính linh hoạt (50%) là những lợi thế chính của học trực tuyến, bao gồm khả năng truy cập nhiều loại nội dung và tài liệu từ khắp nơi trên thế giới. Ngoài ra, 62% học sinh và 67% giáo viên đánh giá cao sự thuận tiện của việc loại bỏ nhu cầu di chuyển.

Trong khi đó, 64% giáo viên nêu bật lợi thế của việc tập trung các tài liệu giảng dạy trong một tài nguyên trực tuyến dễ truy cập như “Microsoft Teams for Education”, cùng với 50% đồng ý với thực tế rằng học tập trực tuyến khuyến khích sự mô hình học tập cộng tác, và cho phép việc học tập và hỗ trợ được cá nhân hóa hơn.

Học sinh và giáo viên biết họ muốn gì - nhưng chỉ mới bắt đầu tận dụng các giải pháp hiện có
Học sinh và phụ huynh của họ cho biết điều “cực kỳ quan trọng” là công nghệ của họ đảm bảo tính bảo mật (50%), quyền riêng tư (52%), hiệu suất linh hoạt (26%) và giá trị liên tục (29%). Chỉ 17% coi việc một giải pháp công nghệ có chi phí thấp nhất là cực kỳ quan trọng.
Các giáo viên cũng quan tâm đến vấn đề bảo mật dành riêng cho giáo dục (75%) và quyền riêng tư dữ liệu (79%), bên cạnh việc coi các tính năng cộng tác (64%), công cụ đánh giá học sinh (63%), dễ dàng sử dụng (59%) và các tính năng dễ truy cập (53%) là cực kỳ quan trọng.
Mặc dù 72% học sinh sử dụng máy tính xách tay như Lenovo Yoga và 29% sử dụng máy tính bảng như Lenovo M series để học tập trực tuyến, chỉ một số ít sử dụng bộ giải pháp học tập đầy đủ: 38% học sinh sử dụng các ứng dụng họp trực tuyến (video conference) như Microsoft Teams, 20% sử dụng tính năng chia sẻ tài liệu trên đám mây và 14% sử dụng các tệp truy cập từ xa. Khoảng 15% học sinh có quyền truy cập vào hệ thống quản lý học tập trực tuyến.
Gần 95% các giáo viên đã sử dụng máy tính xách tay như Lenovo ThinkPad cho việc giảng dạy hàng ngày của họ. Trong khi 76% có sử dụng các ứng dụng họp trực tuyến, thì chỉ 56% sử dụng tính năng chia sẻ tài liệu trên đám mây và 36% sử dụng các tệp tài liệu truy cập từ xa. Khoảng 66% sử dụng một hệ thống quản lý học tập trực tuyến.
Học sinh và giáo viên tìm cách giải quyết vấn đề với hỗ trợ của công nghệ nhưng sự phân tâm, tính tương tác cũng như sự cô lập xã hội chính là rào cản
Khoảng cách vật lý không ngăn cản học sinh hoặc giáo viên nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật cần thiết khi học trực tuyến; mặc dù nhiều nhóm hỗ trợ kỹ thuật của trường học đã không thể ứng phó với nhu cầu biến động, học sinh và giáo viên đã tìm thấy các nguồn hỗ trợ thay thế.
33% học sinh sẽ nhờ bạn cùng lớp, bạn bè hoặc thành viên trẻ hơn trong gia đình giúp đỡ thay vì đến gặp nhân viên hỗ trợ kỹ thuật của trường (15%). Tương tự, 47% giáo viên tìm đến nhóm hỗ trợ công nghệ của trường để giải quyết vấn đề của họ, nhưng 32% chỉ đơn giản là cố gắng tự tìm câu trả lời, 31% hỏi một giáo viên khác và ít nhất 11% tham khảo ý kiến của một thanh thiếu niên bên cạnh.

Danh mục dịch vụ của Lenovo hỗ trợ việc học tập liên tục khi cung cấp các giải pháp toàn diện cho các trường phổ thông và đại học, bao gồm:

Lenovo Managed Services (các dịch vụ có quản lý) trang bị cho tất cả các thiết bị với phần mềm bảo mật và các công cụ cộng tác an toàn nhằm bảo vệ dữ liệu và sự an toàn cho học sinh. 

Lenovo Device as a Service (Thiết bị như một dịch vụ - DaaS) đảm bảo quản lý kỹ thuật toàn diện, bộ phận trợ giúp và hỗ trợ cho học sinh và giáo viên cả trong và ngoài trường. 

Các giải pháp Lenovo Hybrid Classroom (lớp học lai) tạo ra môi trường học tập năng động hơn với các hệ thống cộng tác thông minh tất cả-trong-một như ThinkSmart Hub, giúp học sinh và giáo viên dễ dàng kết nối, chia sẻ và học tập từ xa.

Các thiết bị và giải pháp VR như ThinkReality và Lenovo VR Classroom 2 cho phép giáo viên thu hút và truyền cảm hứng cho học sinh thông qua các bài học thực tế ảo nhằm nâng cao hiểu biết của học sinh về chủ đề đang học.

Tin cùng chuyên mục