Học viện Kỹ thuật Quân sự vô địch Cuộc đua số

Đây là chủ đề năm 2016 - 2017 của cuộc thi công nghệ thường niên Cuộc đua số do Tập đoàn FPT tổ chức.
Chiếc xe tự lái của đội MTA-Racer (Học viện Kỹ thuật Quân sự)
Chiếc xe tự lái của đội MTA-Racer (Học viện Kỹ thuật Quân sự)
Tối qua, 10-5, 8 nhóm sinh viên đến từ các trường: Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Bách Khoa TPHCM, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Đại học Công nghệ - ĐH QG Hà Nội, Đại học CNTT – ĐH QG TPHCM,  Đại học FPT, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Đại học Lạc Hồng đã thi đấu vòng chung kết cuộc thi công nghệ điều khiển xe không người lái đầu tiên tại Việt Nam. 
Tham dự sự kiện có lãnh đạo Bộ KHCN, Bộ GD-ĐT, Bộ TT-TT, đại diện các doanh nghiệp và hơn 1.000 sinh viên.
Kết quả, Học viện Kỹ thuật Quân sự vô địch Cuộc đua số.
Cuộc đua này dù là một sân chơi nhưng có ý nghĩa lớn. Tự vận hành là 1 trong 9 công nghệ trụ cột của cuộc cách mạng 4.0. Nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực này đã được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới như robot giao hàng, máy bay và ô tô không người lái, các ứng dụng hỗ trợ người lái trong xe ô tô, trợ lý ảo (Siri, Cortana, Google Now..)…
Các ứng dụng này ngày càng thông minh hơn và có khả năng tự động xử lý tình huống thay cho người sử dụng. Theo dự báo của Gartner lĩnh vực này sẽ có nhiều tiến bộ hơn nữa trong thời gian tới. Theo Mc Kinsey, xe ô tô có kết nối và ứng dụng thông minh sẽ tăng trưởng trung bình 30% trong các năm tới và sẽ chiếm 25% tổng số lượng xe trên toàn thế giới vào năm 2020.
Học viện Kỹ thuật Quân sự vô địch Cuộc đua số ảnh 1 Chiếc xe tự lái của đội MTA-Racer (Học viện Kỹ thuật Quân sự) đoạt giải vô địch cuộc thi

Các đội đã phải trải qua 2 vòng thi đấu. Ở vòng 1, 8 đội bốc thăm để chia thành 4 cặp thi đấu. Mỗi cặp sẽ thi đấu 1 lượt trên 2 đường đua độc lập. 4 đội có số điểm cao nhất (được tính dựa trên thời gian ngắn nhất mà đội đã hoàn thành 1 vòng đua hoàn chỉnh) được lựa chọn vào vòng thi đấu thứ 2. Ở vòng đấu thứ 2, 4 đội sẽ tiếp tục thi đấu theo cặp và loại trực tiếp, chọn ra 2 đội thắng cuộc bước vào trận chung kết để tìm ra nhà vô địch.

Được biết cuộc đua số diễn ra từ tháng 11-2016 đến tháng 5-2017, thu hút hơn 500 thí sinh từ 26 trường đại học trên cả nước tham dự. Sau 8 trận thi đấu vòng loại tại các trường đại học trên toàn quốc (từ 9-18/1), 8 đội thi xuất sắc nhất đã lọt vào vòng chung kết. Các đội có 3 tháng để lập trình, sử dụng các thuật toán điều khiển xe.

Việt Nam đang được coi là nguồn cung nhân lực công nghệ trẻ cho cuộc cách mạng 4.0. Các bạn có một sứ mệnh to lớn- những người tiên phong đưa Việt Nam bắt kịp thế giới và không bỏ lỡ cuộc cách mạng chưa từng có này. Tôi tin tưởng rằng bằng kinh nghiệm và những kiến thức mà các bạn tích lũy được từ ngày hôm nay, bằng ý chí, sự đam mê và quyết tâm, các bạn là lực lượng nòng cốt, tiên phong tham gia chuỗi giá trị công nghệ toàn cầu, góp phần đưa Việt Nam có vị trí xứng đáng trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và vì một Việt Nam thịnh vượng”, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT nhận định.  

Tin cùng chuyên mục