Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến trong hai ngày 22 và 23-4, nhằm thúc đẩy cộng đồng quốc tế đưa ra các cam kết toàn cầu mạnh mẽ hơn về ứng phó với biến đổi khí hậu để có thể đạt mục tiêu giữ nhiệt độ Trái đất không tăng quá 1,5°C so với trước thời kỳ công nghiệp, phù hợp tinh thần của Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.
Tham dự phiên khai mạc, ngoài Tổng Thư ký Liên hiệp quốc Antonio Guterres và lãnh đạo nhiều tổ chức quốc tế và khu vực, có nguyên thủ của 40 nước được mời dự hội nghị, gồm các nền kinh tế lớn nhất và phát thải nhiều khí nhà kính nhất như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Nhật, các nước có cam kết mạnh mẽ nhất về giảm phát thải khí nhà kính, dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu hoặc đóng vai trò quan trọng tại các khu vực trong phát triển kinh tế xanh.
Trong khuôn khổ hội nghị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ cùng Tổng thống Joe Biden, Thủ tướng Tây Ban Nha và Tổng thống 2 nước Nigeria, Ba Lan tham dự và phát biểu tại phiên họp chủ đề “Các lợi ích kinh tế của hành động khí hậu” diễn ra vào tối 23-4.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan, làm việc tại sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới tại New York
-
Quan hệ hữu nghị Việt - Lào phát triển tốt đẹp
-
Việt Nam là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế
-
TPHCM và bang Victoria, Australia: Tạo cơ hội thuận lợi để tăng cường hợp tác
-
Việt Nam-Hy Lạp đẩy mạnh hợp tác kinh tế
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp các trí thức, sinh viên Việt kiều tại New York
-
Tổng thống Hy Lạp bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
-
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm chính thức nước CHDCND Lào
-
Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Campuchia
-
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng làm việc tại thành phố Boston, Hoa Kỳ