(SGGP). – Hôm nay 20-10, kỳ họpthứ 2 Quốc hội khóa XIII chính thức khai mạc tại Hà Nội. Kỳ họp dự kiến sẽ kéodài đến ngày 26-11. Tại kỳ họp, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua các dự án luật,bao gồm: Luật Cơ yếu, Luật Lưu trữ, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Đo lường;Nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp luật của Quốc hội nhiệm kỳ khóaXIII. Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến về 13 dự án luật: Luật Tài nguyên nước (sửađổi), Luật Giáo dục đại học, Luật Phòng chống rửa tiền, Luật Giám định tư pháp…
Tại kỳ họp này, Quốc hội cũng tập trung xemxét các báo cáo về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011 - 2015) vàquy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020; tổng kết dự án trồng mới 5 triệu harừng toàn quốc; chương trình mục tiêu quốc gia năm 2011 - 2015; chương trình sửdụng trái phiếu Chính phủ năm 2011 - 2015.
Quốc hội cũng nghe báo cáo của Chánh án Tòa ánnhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; báo cáo của Chínhphủ về công tác thi hành án và đặc xá; báo cáo tổng hợp ý kiến và giải quyếtkiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 8 và 9 Quốc hội khóa XII… Dự kiến, Quốchội sẽ dành khoảng 2,5 ngày để chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốchội.
Tại cuộc họp báo về kỳ họp do Văn phòng Quốchội tổ chức sáng 19-10, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết,đề án đổi mới hoạt động của Quốc hội được chia làm 2 phần. Một phần có thể thựchiện ngay tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIII mà không cần đợi sửa đổi các vănbản pháp luật có liên quan.
Đơn cử, hoạt động chất vấn và trả lời chất vấnsẽ tiếp tục thực hiện theo nhóm vấn đề, các thành viên Chính phủ khi trả lời tạihội trường sẽ không đọc lại báo cáo giải trình đã gửi đến các đại biểu mà trảlời trực tiếp vào câu hỏi. Đại biểu chất vấn cũng chỉ được dành thời gian 2 phútcho mỗi câu hỏi chất vấn, vì thế sẽ phải chất vấn thẳng vấn đề mà không diễngiải dài dòng. Hoạt động thảo luận tại tổ đại biểu sẽ được chú trọng nâng caochất lượng, việc ghi chép, tập hợp ý kiến thảo luận đảm bảo tính chính xác, đầyđủ…
ANH THƯ