Hơn 2 tấn ô mai, xí muội không đảm bảo vệ sinh

* 30 mẫu cá nuôi không phát hiện chất cấm trifluralin (SGGP).- Ngày 18-5, liên quan đến thông tin trên thị trường Hà Nội và TPHCM có lưu hành các sản phẩm ô mai, xí muội (quả tươi ngâm, xào, sấy, quả khô) có dấu hiệu không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã chỉ đạo Sở Y tế Hà Nội, Sở Y tế TPHCM và Viện Vệ sinh y tế công cộng TPHCM tăng cường thanh tra, kiểm tra và lấy mẫu giám sát.

* 30 mẫu cá nuôi không phát hiện chất cấm trifluralin

(SGGP).- Ngày 18-5, liên quan đến thông tin trên thị trường Hà Nội và TPHCM có lưu hành các sản phẩm ô mai, xí muội (quả tươi ngâm, xào, sấy, quả khô) có dấu hiệu không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã chỉ đạo Sở Y tế Hà Nội, Sở Y tế TPHCM và Viện Vệ sinh y tế công cộng TPHCM tăng cường thanh tra, kiểm tra và lấy mẫu giám sát.

Kết quả ban đầu kiểm tra 27 cơ sở sản xuất, kinh doanh ô mai tại Hà Nội, đã phát hiện 14 cơ sở vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm, trong đó có 11 cơ sở bị phạt tiền với số tiền phạt là 54,5 triệu đồng do vi phạm về công bố tiêu chuẩn sản phẩm, sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ, kho bảo quản không đảm bảo vệ sinh, sử dụng chất tạo ngọt tổng hợp, hàm lượng chì vượt quá giới hạn cho phép…

Ngoài việc xử lý vi phạm, cơ quan chức năng còn buộc tiêu hủy 26kg hàng hóa vi phạm, đang niêm phong chờ xử lý các hàng hóa vi phạm không rõ nguồn gốc: 2 tấn ô mai mặn và sấu mặn, 49,5kg đường saccharin, 30kg cam thảo, 40kg me.

Tại TPHCM, Viện Vệ sinh y tế công cộng TPHCM cũng đã lấy 10 mẫu ô mai, xí muội tại các cửa hàng, siêu thị, chợ để kiểm tra phát hiện một số mẫu có sử dụng cyclamate, hàm lượng saccharin và chì vượt quá giới hạn cho phép.

Ngày 18-5, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Bộ Y tế đã khẳng định không phát hiện chất cấm trifluralin trong cá nuôi. Theo đó, trước một số thông tin cá điêu hồng nhiễm chất cấm nguy hại cho sức khỏe, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế đã chỉ đạo các đơn vị kiểm nghiệm tiến hành lấy mẫu cá để kiểm tra dư lượng chất trifluralin.

Kết quả xét nghiệm 30 mẫu cá nuôi (gồm 16 mẫu cá điêu hồng và 14 mẫu cá rô) lấy tại các cửa hàng, chợ cá, chợ đầu mối Bình Điền và một số điểm bán lẻ tại địa bàn TPHCM đều không phát hiện tồn dư chất trifluralin.

Ngày 18-5, Tổ liên ngành Trạm Kiểm dịch động vật Thủ Đức (TPHCM) phối hợp với Đội CSGT Rạch Chiếc phát hiện xe khách biển số 49X-1516 (xe khách tên Duy Quang, tài xế là Trần Văn Duy, ngụ tại Nam Định) vận chuyển 116kg lòng heo. Tiếp đó, tổ liên ngành phát hiện xe khách Đà Nẵng - Sài Gòn (biển số 53S-8277, tài xế Nguyễn Công Chánh, sinh năm 1975 ngụ tại Thăng Bình, Quảng Nam) vận chuyển 15.000 quả trứng gà từ TPHCM đi Đà Nẵng. Toàn bộ số thịt heo, trứng gia cầm trên đều không có giấy chứng nhận kiểm dịch, không đảm bảo vệ sinh thú y.

Sáng 18-5, tại khu vực cầu Mai Lĩnh, Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Công an quận Hà Đông, Hà Nội đã phát hiện bắt quả tang xe tải Hyundai BKS: 29C-016.54 vận chuyển hàng trăm thùng gà có dấu hiệu gian lận thương mại. Chủ hàng là Đàm Thế Dân (SN 1957, ở quận Hà Đông, Hà Nội) đã không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của số gà trên.

Lực lượng chức năng phát hiện, trên xe tải có hàng ngàn con gà thịt được nhốt trong các thùng nhựa, có tổng trọng lượng khoảng 3,7 tấn. Toàn bộ số gà này đều không được kiểm dịch và chứng nhận nguồn gốc. Chủ hàng khai nhận, số gà này được nhập từ các tỉnh biên giới phía Bắc, sau đó vận chuyển về Hà Nội để bán lẻ cho các nhà hàng, hộ kinh doanh.  

T.ĐẠT - K.NGUYỄN - N.TRƯỜNG

Tin cùng chuyên mục